BIỆN PHÁP SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ PHI 1 Nuôi vỗ cá rô phi bố mẹ

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 69 - 71)

II.1. Nuôi vỗ cá rô phi bố mẹ

Hiện nay ở nước ta có một số dòng cá rô phi có phẩm chất thịt khá cao và lớn nhanh như rô phi vằn dòng GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia), cá rô phi vằn dòng Thái và rô phi đỏ.

Trước khi thả cá ao cũng cần phải dọn sạch và vét hết lớp bùn ở đáy. Nếu đày ao nhiều bùn sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm tổ đẻ trứng của cá. Ao nuôi vỗ cá rô phi nên chia làm hai phần: phần dành cho cá đẻ nên đào cạn mực nước ở phần này khoảng 0.3 - 0.5m và chiếm khoảng 30 % diện tích ao. Phần dùng để nuôi cá nên đào sâu hơn (khoảng 0.6 -1.0m). nếu không có điều kiện đào ao như trên thì bờ ao phải có độ dốc thấp để cá làm tổ đẻ xung quanh bờ ao.

Tiêu chuẩn cá bố mẹ: cá đưa vào nuôi vỗ phải tương đối đều nhau, trọng lượng trung bình 150 - 200 g/con, tỷ lệ đực cái: 1/1. Mật độ thả trung bình 4 - 5 con/m2.

Thức ăn dùng để nuôi vỗ: có thể dùng nhiều loại thức ăn để nuôi vỗ cá rô phi như cám, tấm nấu trộn với bột cá theo tỷ lệ 20 % bột cá + 75 % cám + 5 % tấm nấu. Lượng thức ăn chiếm 1-2 % trọng lượng cá và ngày cho ăn 1-2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nước ao sạch và mát mới có tác dụng tốt tới sự thành thục và đẻ trứngcủa cá.

II.2. Phân biệt cá rô phi đực và cái

Đến thời kỳ sinh sản cá rô phi đực thường có màu sắc sặc sỡ, các vạch ngang thân rõ ràng hơn so với cá cái đặc biệt là màu sắc ở vây lưng, vây đuôi. Ngoài ra có thể phân biệt theo hình dạng cơ thể, khi con cái mang trứng bụng cá thường tương đối thon đều trong khi đó con đực thường có bụng dưới (từ sau vây bụng đến trước vây hậu môn) thót nhỏ hơn. Cũng có thể phân biệt đực cái dựa theo đặc điểm của cơ quan sinh dục. Đối với cá cái tuyến sinh dục có 3 lỗ : phía trước là lỗ hậu môn, sau cùng là lỗ niệu và ở giữa là lỗ sinh dục, cá đực chỉ có hai lỗ là lỗ hậu môn ở phía trước sau đó là lỗ niệu sinh dục

II.3. Một số phương pháp cho cá rô phi sinh sản

Muốn cá rô phi đẻ nhiều và đẻ đều thì cần có ao nuôi vỗ cá bố mẹ và cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn. Ngoài ra ao nuôi cần có nơi cho cà làm tổ đẻ. Nước trong sạch và mát là một trong những yếu tố cần thiết có tác dụng kích thích sự thành thục và sinh sản của cá rô phi.

Nhìn chung có một số cách cho cá rô phi sinh sản như sau

(i). Dùng ao đã dọn sạch để thả cá và nuôi vỗ, tuỳ theo mức độ thành thục của cá mà cá sẽ đẻ sau đó khoảng 20 - 30, chờ cho đến khi cá đẻ xong và thấy có cá con trong ao thì kéo chuyển cá bố mẹ sang nuôi ao khác, số cá con còn lại trong ao được ương nuôi cho đến khi xuất bán. Cách làm này cho kích cỡ cá tương đối đồng đều và tỷ lệ hao hụt thấp.

(ii). Dùng vợt vớt cá con dọc theo bờ ao vào buổi sáng hoặc chiều mát để chuyển sang một ao khác ương nuôi. Việc vớt cá bột khá dễ dàng vì cá con thường bơi xung quanh bờ ao, cách làm này thường được áp dụng đối với những ao lớn, có nhiều cá bố mẹ. Tuy nhiên phương pháp này không thể thu hết cá con do vậy mật độ trong ao nuôi cá bố mẹ ngày càng cao và kích cở cá con trong ao ương không đều do cá con không được đẻ trong cùng thời gian.

(ii). Định kỳ kiểm tra thu trứng từ miệng cá cái, hoặc cá bột để ương ấp riêng. Đây là phương pháp khá tiên tiến vì có thể chủ động được nguồn giống và tăng khả năng sinh sản của cá bố mẹ. Phương pháp này được tiến hành như sau:

Chọn những cá có trọng lượng tương đối đồng đều (150 – 300 g/con) thả vào ao nuôi vỗ đã được dọn ky, cũng có thể nuôi cá bố mẹ trong ao, hồ xement, hoặc trong giai chứa. Mật độ thả 4 – 5 con/m2. Tỷ lệ đực cái 1/1. Thức ăn dùng để nuôi vỗ bao gồm cám 75 – 80 %, bột cá 20 – 25 %. Lượng thức ăn khoảng 1- 2 % trọng lượng thân.

Sau khi thả cứ 5 - 7 ngày tiến hành kiểm tra cá để thu trứng từ miệng cá cái một lần. Chu kỳ giữa hai lần thu trứng phụ thuộc vaò nhiệt độ, nếu nhiệût độ nước trên 30OC thì khoảng 5 ngày thu một lần. Trứng hoặc cá con thu được đem ương ấp riêng trong các dụng cụ thông thường như khay men, khay mủ, bình thủy tinh ... Phương pháp này cho kích cỡ cá con đều nhau và tăng khả năng sinh sản của cái do cá cái không có thời gian ấp trứng và cá con trong miệng đồng thời chúng còn được cung cấp thức ăn đầy đủ.

II.4. Ương cá rô phi giống

Ao ương cá rô phi cũng phải dọn sạch sẽ như ao ương các loài cá khác. Dùng vôi để cải tạo pH và sát trùng ao (trung bình bón 10-15 kg vôi/100m2). Trước khi thả cá 2-3 ngày có thể dùng phân heo, phân gà bón lót để tạo thức ăn tự nhiên cho cá con. Mực nước trong ao trung bình 0.8-1.0m. Oxygen hoà tan 3-5mg/L, pH từ 6.5-7.5. Độ trong khoảng 20-25cm. Màu nước ao ương tốt nhất là màu xanh đọt chuối hoặc màu nâu vàng.

Mật độ thả: trung bình 200 – 250 con/m2. Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Quá trình chăm sóc: khoảng 10 ngày đầu cho cá ăn thêm thức ăn tinh như bột đậu nành, bột cá mịn với liều lượng 200 - 300/100m2. Sau thời gian này đó có thể dùng cám mịn (70%) và bột cá (30 %) trộn đều rải cho cá ăn. Mỗi lần cho ăn khoảng 300 – 400 g/100m2.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 69 - 71)