III.1. Nuôi trong ao đất
• Vị trí ao
Cũng như các loại ao khác, ao nuôi cá thịt nên đào ở nơi gần kênh, rạch để tiện trao đổi nước.
• Diện tích
Ao nuôi cá thịt nói chung cần diện tích lớn, mặt thoáng rộng, tạo điều kiện cho cá hoạt động thoải mái, cá lớn nhanh. Mặt khác, ao lớn sẽ giữ cho điều kiện môi trường nước ổn định, khả năng xâm nhập oxy vào nước cao. Vì vậy tốt nhất nên chọn ao có diện tích nuôi cá thịt từ 100m2 trở lên.
• Độ sâu
Ao nuôi cá thịt đòi hỏi độ sâu lớn hơn ao ương cá hương, cá giống. Tốt nhất nên giữ mực nước trong ao từ 1,5 - 2,5 m. Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong mùa nước lũ 0,5 m để bảo đảm an toàn cá không thoát khỏi ao.
• Cải tạo ao
Ao nuôi cá thịt cũng được cải tạo và bón lót như các loại ao khác trước khi thả cá, chỉ khác là ao nuôi cá thịt có thể có thể cải tạo trước nhiều ngày (trước 5 - 7 ngày).
• Thả cá nuôi
Cách tốt nhất hiện nay là nuôi ghép cá chép với các loài cá khác, cá vừa lớn nhanh, năng suất cao. Có thể sử dụng các công thức sau để nuôi:
- Mè trắng 50%, cá chép 10%, rô phi 18%, cá hường 10%, cá trôi Ấn Độ 7%, cá tra 5% - Cá tra 50%, mè trắng 20%, cá chép 10%, cá hường 10%, rô phi 10%
- Rô phi 50%, mè trắng 20%, cá chép 10%, cá hường 10%, mè vinh 10%
• Mật độ thả nuôi
Nên thả với mật độ chung cho các loài 3 - 5 con/m2 với ao nuôi rô phi là chính, 2 - 3 con/m2 với ao nuôi cá Mè trắng, cá Tra là chính.
* Bón phân và cho cá ăn
- Bón phân: sử dụng phân hữu cơ (phân heo, gà, vịt...) hoặc phối hợp phân hữu cơ với phân vô cơ bón cho ao hàng tuần theo một trong các cách như sau:
+ Cách thứ nhất: Từ tháng 3 tháng 3: bón 20- 25kg phân tươi /100m2 Từ tháng 6 tháng 8: bón 25- 30kg phân tươi /100m2 Từ tháng 9 tháng 11: bón 30- 35kg phân tươi /100m2 Từ tháng 12 tháng 2: bón 15- 20kg phân tươi /100m2 + Cách thứ hai:
Tháng Phân hữu cơ
kg/100m2 Phân urê
kg/100m2
Lân kg/100m2
3 - 5 10 - 12,5 0,2 0,15
6 - 8 12,5- 15 0,3 0,2
9 - 11 15 - 17,5 0,2 0,15
12 - 2 7,5 - 10 0,3 0,10
- Cách sử dụng: Đối với phân hữu cơ và vô cơ tốt nhất là hòa tan với nước rồi rãi đều khắp ao vào lúc trời nắng (8 - 14giờ). Quan sát màu nước ao, thời tiết trong ngày và sự sinh trưởng của cá để tăng giảm phân bón cho phù hợp.
• Cho cá ăn
Cần thiết bổ sung thêm thức ăn tinh cho cá vào thời gian cá còn nhỏ, những lúc cá thiếu thức ăn, khi vỗ béo để thu hoạch. Tưư1c ăn thông thường là cám mịn 90 %, bột cá, bột tôm 10% hoặc phối trộn cám mịn, bột bắp, bột đậu nành và bột cá. Lượng cho cá ăn hàng ngày bằng 1 – 2 % trọng lượng cá trong ao. Đối với ao nuôi cá tra là chính cần lưu ý cho cá ăn thức ăn tinh thuờng xuyên hơn.
• Quản lý chất lượng ao nuôi cá
Quan sát màu sắc nước ao và thời tiết trong ngày để xử lý kịp thời khi ao thiếu oxygen. - Nếu ao thiếu oxygen, quan sát vào buổi sáng thấy các biểu hiện của cá như sau:
. Cá nổi đầu khắp ao.
. Cá phản ứng chậm chạp khi có tiếng động. . Khi mặt trời mọc cá vẫn chưa hết nổi đầu. Trường hợp ao thiếu oxygen như vậy phải:
. Ngừng bón phân và cho cá ăn.
. Bơm thêm nước mới vào ao đến khi cá ngưng nổi đầu thì ngừng và tiếp tục cho cá ăn và bón phân trở lại.
- Nếu ao dinh dưỡng vừa phải sẽ thấy cá nổi đầu nhẹ vào buổi sáng sớm (cá nổi đầu tập trung ở giữa ao, khi mặt trời lên cá ngưng nổi đầu)
- Nếu ao nghèo dinh dưỡng sẽ không thấy cá nổi đầu vào buổi sáng, cần thiết phải bón thêm phân cho ao. Ao nuôi cá tốt nhất có màu xanh lá chuối non, các màu khác như màu vàng, màu đen... là biểu hiện của chất lượng nước xấu.
• Thu hoạch
Thông thường ở nhiều vùng của Đồng bằng sông Cửu Long thả cá nuôi vào tháng 3 - 4 và thu hoạch vào tháng 1 - 2 năm sau.
Ở một số vùng xa sông, vùng cao hay ven biển, thời gian thả nuôi cá muộn hơn (khoảng tháng 5 - 6) nên thời gian nuôi cá ngắn hơn. Sau khi thả cá nuôi được 5 - 6 tháng cá đã lớn có thể thu tỉa bắt những cá lớn (mỗi tháng thu một lần) và thu toàn bộ vào cuối chu kỳ sau đó tiếp tục thả cá nuôi cho vụ nuôi kế
III.2. Nuôi cá trong bè
Cá chép là một trong những đối tượng được lựa chọn để nuôi trong bè hiện nay. Những đoạn sông hay kênh rạch có các điều kiện sau thì có thể đặt bè nuôi cá:
- Nước trong sạch, không ô nhiễm, nước ngọt quanh năm.
- Nước sâu, thường sâu hơn chiều sâu của bè, khi mức nước sông thấp nhất. Nước chảy nhẹ (0,2 - 03m/s).
- Gần nhà ở để chăm sóc.
- Mặt sông hoặc kênh đủ rộng để không cản trở tàu, thuyền qua lại.
Có thể sử dụng loại bè nhỏ có thể tích từ 10 - 20m3 hoặc bè có kích thước lớn hàng trăm m3 để nuôi cá chép.
• Mật độ thả nuôi
Mật độ thả nuôi cá chép phụ thuộc vào cở cá, dòng chảy... nên thả với mật độ 50 - 70con/m3.
- Có thể nuôi ghép cá chép với các loài cá khác như: nuôi cá basa có ghép thêm 5 – 10 % cá chép hoặc nuôi cá chép là chính có ghép thêm cá he, cá rô phi...
- Nuôi cá chép trong bè phải cho cá ăn thức ăn tinh mỗi ngày. Có thể sử dụng công thức thức ăn sau: Cám mịn 60 – 70 % Tấm 10 – 20 % Rau, bèo 15 – 20 % Bột cá 15 – 20 % • Thức ăn
Thức ăn được nấu chín rồi trộn với rau, bèo vắt thành cục cho cá ăn. Cho cá ăn theo nước thủy triều (lúc nước ròng) vì lúc này nước chảy qua bè mạnh, không gây thiếu oxy cho cá.
• Lượng thức ăn hàng ngày phụ thuộc vào cở cá. Lúc cá mới thả, cho ăn khoảng 8 – 10 % trọng lượng cá trong bè, sau đó giảm dần đến khi cá đạt khoảng 100g/con, lượng tớưc ăn hàng ngày khoảng 3 % trọng lượng cá.
• Thu họach
Cá nuôi trong bè thường thu hoạch khi đạt cở 0,5 – 1 kg/con tương ứng với thời gian nuôi 6 - 10 tháng với năng suất cao hơn nhiều lần so với nuôi ở ao.
CÁ HƯỜNG - CÁ MÙI
(Helostoma temmincki)