KỸ THUẬT NUÔI CÁ THỊT 1 Các mô hình nuô

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 94 - 97)

III.1. Các mô hình nuôi

Hiện nay cá mè vinh được nuôi trong mương vườn hoặc ruộng lúa kể cả trong mô hình chăn nuôi kết hợp với nuôi cá. Trước khi thả cá cũng cần phải cải tạo ruộng lúa hay mương vườn tương tự như nuôi cá trong ao. Khi nuôi cá mè vinh trong ruộng cần lưu ý tới thời vụ canh tác lúa và thời điểm phun nông dược trên lúa, đồng thời việc sử dụng lúa Chét là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng suất cá mè vinh nuôi trong ruộng lúa.

III.2. Mật độ

Muốn nuôi cá có năng suất cao nên thả ghép giữa các loài với nhau, có thể thả nuôi theo tỷ lệ ghép và mật độ sau đây.

Loại hình Mật độ Loài cá nuôi ghép

thủy vực con/m2 Rô phi Mè vinh Chép Trôi Mè trắng

Mương vườn 2 10 60 10 15 5

Ruộng lúa 1-2 10 60 20 - 10

Ao nhỏ <500m2 2-3 10 60 5 15 5

III.3. Chế độ chăm sóc

Nuôi cá trong các hệ thống mương vườn và ruông lúa với mật độ thấp và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính nhưng muốn đạt năng suất cao vẫn cần phải cho cá ăn thêm. Có thể tận dụng các loại thức ăn có sẳn ở địa phương như lá khoa mì, khoai lang, cỏ non hoặc bèo tấm để cho cá mè vinh ăn. Ngoài ra cũng cần cho cá ăn thêm cám, đậu nấu, bột cá với lượng bằng 5 % lượng cá thả trong ao, tỉ lệ các loại này phối hợp như sau: cám nhuyễn 50 %, đậu nấu 30 % và bột cá 20 %. Cần cho cá ăn ở các điểm cố định, các điểm này có thể cách nhau 15 - 20m ở mương ruộng hoặc mương vườn hoặc bố trí ở gần 4 góc ao.

Chế độ thay nước. Tốt nhất nên thay nước theo chế độ thủy triều để nước trong ao mương luôn sạch và mát.

Xung qanh bờ cần phải dọn sạch cỏ để hạn chế đich hại của cá như rắn, ếch nhái.

Dưới mương ao nên chất những đống chà nhỏ để cá lấy nơi trú ngụ và sống dựa lúc trời nóng kéo dài. KỸ THUẬT NUÔI CÁ MÈ TRẮNG (Hypophthalmychthys molitrix ) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC I.1. Phân bố Hình 46: Cá mè trắng (Hypophthalmychthys molitrix)

Cá Mè trắng Trung Quốc Hypophthalmychthys molitrix là loài cá đặc trưng của khu hệ cá đồng bằng Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Trường Giang, sông Châu Giang, sông Tây Giang và sông Hắc Long Giang.

Cá Mè trắng Trung Quốc được nhập vào Việt nam năm 1964, đã cho sinh sản nhân tạo thành công và được nuôi rất phổ biến ở nhiều loại hình mặt nước ở nước ta. Cá mè trắng Trung Quốc cũng được di nhập vào nuôi ở nhiều nước Châu á, Châu Âu, châu Phi...

Trong thủy vực cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa, hoạt động nhanh nhẹn, hay nhảy cao khỏi mặt nước khi có động. Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nơi sâu, hàm lượg oxygen cao, nhiệt độ thích hợp cho cá là 22 – 25 oC, pH dao động từ 7 - 8.

I.2. Sinh trưởng

Cá lớn nhanh. Sau khi trứng nở thành cá con sau 3 ngày khối noãn hoàn tiêu giảm, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, lúc này cá có chiều dài 7 - 8mm. Khi ương cá bột ở ao đất, sức lớn bình quân 1,2mm/ngày và tăng trọng 0,01 -0,02 g/ngày. Từ cá hương ương thành cá giống, cá tăng trọng bình quân 4,19 g/ngày. Ở thời kỳ nuôi cá thịt, ở miền Bắc Việt Nam sau 1 năm đạt 0,5 - 0,7 kg, 2 năm: 1,5 - 1,8 kg, 3 năm: 4,6 kg, trong trường hợp cá biệt có con nặng tới 9 – 10 kg (Cẩm Văn Lung, 1974). Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong điều kiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh, sau một năm đạt 0,5 -1 kg/con.

I.3. Tính ăn

- Cá bột sau khi nở 3 ngày có chiều dài 7 – 8 mm bắt đầu ăn thưc ăn bên ngoài. Thức ăn thích hợp cho cá lúc này là động vật phù du kích thước nhỏ hợp cở miệng cá. - Sau 4 - 5 ngày, ngoài những thức ăn là động vật phù du, cá còn ăn thêm tảo phù du. - Sau 6 - 8 ngày cá dài 18 – 23 mm, cá ăn tảo nhiều hơn, cá dài 30mm trở lên ăn thức

ăn như cá trưởng thành (Chung Lân, 1965).

- Khi trưởng thành cá ăn thực vật phù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hũu cơ lơ lửng.

Trong ao nuôi, ngoài các loại thức ăn kể trên (thức ăn được sản xuất bởi bón phân vô cơ, hữu cơ,..) cá cũng được cho ăn thêm thức ăn khác như: cám mịn, bột hay sửa đậu nành...

I.4. Sinh sản

Cá Mè trắng hiện đang nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thành thục sinh dục sau 2 năm, trong điều kiện nuôi tốt có con sau 1 năm đã thành thục. Cá đực thường thành thục sớm hơn cá cái cả về tuổi và thời gian trong năm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá đẻ tập trung vào mùa mưa, với nhiệt độ nước 26 – 29 oC, ở các tháng mùa khô (tháng 11 - 1) tuyến sinh dục của cá nhỏ, kém phát triển, phần lớn cá ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển tuyến sinh dục.

Sức sinh sản của cá cái phụ thuộc vào cở và tuổi của cá. Ở miền Bắc Việt Nam, sức sinh sản vào khoảng 75.000 - 100.000 trứng/kg cá cái (Cấn Văn Lung, 1970), trong khi đó ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sức sinh sản là 86.000 trứng/kg cá cái và bình quân một cá có thể tham gia sinh sản 4 – 5 lần/mùa sinh sản.

Trứng cá thuộc nhóm trứng bán trôi nổi, trứng lơ lửng trong nước nhờ dòng nước chảy. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước như sau

20 27 - 33

26 18 - 24

28 15 - 19

29 14 - 18

30 14 - 16

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w