KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ GIỐNG 1 Chuẩn bị ao ương

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 66 - 68)

III.1. Chuẩn bị ao ương

• Tùy thuộc vào diện tích có của nông hộ, tốt nhất từ 500 -1000m2, ao có dạng hình chữ nhật có chiều dài gấp 2 – 3 lần chiều rộng. Độ sâu khoảng 1.2 -1.5m, đáy phẳng hơi nghiêng về phía cống.

• Dọn cỏ bờ, tát cạn nước, dùng rễ dây thuốc cá diệt cá tạp, cá dữ với liều lượng 0.2- 0.3 kg/100m3, lấp kín các hang hốc.

• Dùng vôi bột bón xung quanh bờ ao và đáy ao để cải tạo phèn, liều lượng từ 10-15 kg/100m2. Bón phân chuồng để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá với liều lượng 15 - 20kg/100m2. Sau đó phơi ao từ 2 - 3 ngày và cho nước vào. Khoảng 3 - 4 ngày sau, nước có màu xanh đọt chuối thì bắt đầu thả cá ương.

III.2. Kỹ thuật ương cá

• Ương cá với mật độ khoảng 500 – 800 cá bột/m2.

• Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10 - 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả cá ra ngoài ao.

• Dùng bột đậu nành, bột cá mịn, lòng đỏ trứng khuấy đều, tạt khắp mặt ao, cho ăn ngày 3-4 lần, liều lượng chiếm khoảng 150 – 200 % trọng lượng thân cá nuôi. • Sau khoảng 15 - 20 ngày, trộn cám với bột cá với tỷ lệ bằng nhau cho cá ăn ngày 2-

3lần, lượng thức ăn chiếm khoảng 15 - 20 % trọng lượng cá nuôi. Cho ăn như thế đến khi cá đạt kích cỡ giống khoảng 500 - 700 con/kg.

• Trong quá trình nuôi, nên thường xuyên theo dõi nước ao, nếu thấy dơ phải thay nước, mỗi ngày thay 30 % nước cho đến khi nước tốt thì ngưng.

III.3. Thu hoạch

Sau khi ương 45 - 60 ngày, cá đạt kích cỡ khoảng 500 – 600 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 tuần, hằng ngày phải luyện cá bằng cách làm đụt nước ao. Dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ kéo cá, để tránh cá bị xay sát. Trong quá trình thu hoạch các thao tác phải thật nhanh và nhẹ nhàng tránh làm cá mệt, sẽ hao hụt nhiều trong vận chuyển.

IV. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM

Cá sặc rằn là đối tượng thích hợp nuôi ở ruộng cấy lúa mùa một vụ vào mùa mưa vùng ven biển các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, ... Cá sặc rằn thường được nuôi chung với cá lóc, trê vàng, cá thát lát, rô đồng. Trong đó cá sặc rằn chiếm tỷ lệ 60 – 70 %. Mật độ thả của cá sặc rằn là 1 – 2 con/m2. Cá nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên ở ruộng, thức ăn bổ sung ít được chú ý. Năng suất nuôi đạt từ 100 – 300 kg/ha/năm. Cá sặc rằn cũng thích hợp nuôi ở ao với mô hình nuôi kết hợp (cá - heo, cá - gà, cá - vịt ... ). Có thể áp dụng phương pháp

nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số loài cá khác như cá mè trắng, cá hường, rô phi, chép. Đối với mô hình nuôi kết hợp Heo - Cá, mật độ heo thả nuôi dao động từ 120 - 150 con/ha, người nuôi có thể thả ghép giữa cá sặc rằn cùng với 1 số lòai cá khác như hường, rô phi, tai tượng hoặc chép với mật độ 5 - 7 con/m2, sẽ cho kết quả về năng suất nuôi cùng hiệu quả mang lại cho nông hộ rất tốt. Năng suất có thể đạt được dao động từ 3.800 - 4.300 kg/ha sau 6 tháng nuôi.

Hình 33: Thu họach cá Sặc rằn trong mô hình Heo – cá kết hợp V. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

V.1. Bệnh xuất huyết

Bệnh thường xuất hiện lúc giao mùa (tháng 11-12 hoặc tháng 2 - 3 dương lịch). • Dấu hiệu bệnh

Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, trên thân xuất hiện những đốm đỏ li ti. Cá ít ăn hoặc bỏ ăn. • Cách phòng trị

Thường xuyên thay nước ao, bón vôi với liều lượng 4 - 6kg/100m2 mặt nước.

Nếu cá còn sử dụng thức ăn, ta trộn thuốc vào thức ăn với liều lượng: Oxytetracyline 4-6 g/100 kg thức ăn; Nitrofurazol 4 – 8 g/100kg cá bệnh; Vitamin C 2 – 6 g/100 kg thức ăn.

V.2. Bệnh nấm thủy mi

• Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ dưới 20 0C, cá bị xay xát, hoặc do viêm nhiễm ngoài da.

+ Dấu hiệu bệnh lý

Trên da xuất hiện vùng trắng như bông gòn.

+ Cách phòng trị

• Để phòng bệnh do nấm thủy mi, ao ương nuôi cần phải tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Tránh cá bị xay xát khi vận chuyển hoặc đánh bắt. Dùng nước muối tắm cá 8 – 10 phút trước khi thả nuôi.

• Dùng Malachite Green với liều lượng 1-2g/m3 tắm cá trong thời gian 30 phút, hoặc liều lượng 0.1 - 0.2 g/m3 tắm cá trong 24 giờ.

KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI THƯƠNG PHẨM

Oreochomis mossambicus (rô phi đen).Oreochomis niloticus(rô phi đỏ)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 66 - 68)