CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH 1 Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 105 - 111)

III.1. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa III.1. 1. Thiết kế công trình

Giống phần nuôi cá trong ruộng lúa. Tuy nhiên ruộng nuôi tôm càng chọn những nơi gần nguồn nước để có thể trao đổi nước được dể dàng. Cần tránh những khu vực bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp hay thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Chất lượng nước phải đảm bảo các yếu tố sau: pH dao động từ 7 - 8, nhiệt độ nước 26 – 30 oC và oxygen hòa tan lớn hơn 3 mg/L.

Xung quanh mương bao ruộng nên có chà khoảng 4 - 5m cắm một bó. Chà nên buộc lại thành bó cắm một góc nghiên 45o so với mặt đất. Chà thường là những bó tre hay các nhánh cây khác. Không nên dùng chà của những cây có chứa tinh dầu như: cam, quít, bưởi.

III.1.2. Mùa vụ

Thường tận dụng vụ lúa Hè - Thu để nuôi tôm. Lúc này nước nhiều và thời gian ngập nước trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn được thức ăn trên ruộng. Nuôi tôm tốt nhất nên nuôi trên các ruộng cấy lúa vì luá cấy có khoảng trống nên tôm có thể bơi xen giữa lúa ăn được thức ăn trên ruộng. Nếu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thưa hơn sạ bình thường. Thả giống tốt nhất khi cây lúa 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy. Lịch thời vụ 2 lúa + 1 tôm.

Hình 48: Ruộng nuôi tôm càng xanh

Lúa Hè - Thu Lúa Đông - Xuân

Tôm càng xanh

4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Tháng Một số nơi do vụ lúa Hè - Thu không lời nên nông dân bỏ hẳn vụ này và chỉ nuôi tôm càng xanh. Lịch thời vụ 1 lúa + 1 tôm

Lúa Đông - Xuân Tôm càng xanh

4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Tháng

Sơ đồ: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm kết hợp

Giống tôm. Hiện nay ở ĐBSCL có 2 nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên và giống nhân tạo. Đối với giống tự nhiên nên chọn tôm khỏe, không bị xay xát, không gãy mất phụ bộ để nuôi. Nên chọn tôm có kích cở đồng đều để tránh hiện tượng tôm ăn lẩn nhau. Tôm mang về nên giữ lại trong giai bằng lưới mùn hay bể xi măng sau đó chọn tôm khỏe để nuôi. Đối với tôm sinh sản nhân tạo, nên thả vào ao có cải tạo và bón phân trước để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm. Ương tôm trong ao đất này 2 - 3 tuần rồi cho ra ruộng.

Mật độ nuôi tôm trong ruộng thường là 1 - 2 con/m2. Nếu có đầu tư thêm thức ăn thì thả 2 - 3 con/m2. Nếu thả tôm bột thì mật độ khoảng 5 - 6 con/m2.

Có thể dùng các loại thức ăn sẳn có cho tôm ăn như: cua băm, ốc bươu vàng băm nhỏ, xác chết động vật, cá tạp, cơm dừa và khoai mì. Cần kiểm tra tôm hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn của tôm. Khẩu phần cho ăn khoảng 3 % trọng lượng thân đối với tôm tự nhiên sau 1 tháng nuôi và 4 tháng đối với tôm giống nhỏ vì trong ruộng có thức ăn tự nhiên và mật độ nuôi thấp.

Hình 49: Thức ăn tươi sống cho tôm nuôi trong mô hình III.1.4. Chăm sóc và quản lý.

Nuôi tôm trong ruộng lúa cần phải chăm sóc và quản lý thật chặt chẽ vì nó có liên hệ đến canh tác lúa.

• Trao đổi nước cần phải tiến hành thường xuyên, càng nhiều càng tốt. Bởi vì trong ruộng lúa có nhiều rong, tảo và lúa gây nên hiện tượng thiếu oxygen vào ban đêm. Nếu thấy tôm nổi đầu vào buổi sáng sớm cần thay nước ngay. Nếu gặp vào thời điểm nước kiệt hay nước cỏ, cần tiến hành lắp hệ thống sục khí ven mương bao. • Trên ruộng lúa nên tiến hành kiểm tra thường xuyên để loại bỏ nhiều địch hại như

cua, cá dữ, rắn, ếch. Thường xuyên kiểm tra cống cấp và thoát nước để phát hiện rò rỉ kịp thời.

• Canh tác lúa gắn liền với việc sử dụng nông dược. Nên chọn những giống kháng rầy và sâu bệnh. Trường hợp sử dụng nông dược nên chọn loại nông dược không độc hay ít độc dối với tôm như DDVP, Bassa, Monitor. Trước khi phun thuốc nên rút nước xuống từ từ để dồn tôm xuống hết trong mương bao. Mức nước trong mương bao phải cách mặt ruộng từ 5 –10 cm. Sau 2 - 3 ngày cho nước vào.

III.1.5. Thu hoạch

Năng suất tôm nuôi trong ruộng lúa thường dao động 150 - 250 kg/ha/vụ đối với phương thức nuôi xen canh. Trường hợp nuôi luân canh, năng suất tôm nuôi có thể đạt 700 – 1.000 kg/ha.

III.2.1. Thiết kế công trình nuôi

Mương nuôi tôm trong mương vườn cây thiết kế theo dạng răng lược. Đáy mương rộng 2m trở lên. Mương sâu bảo đảm tối thiểu 1m. Mặt mương vườn tối thiểu rộng 4m để có thể trồng được cây ăn trái. Cây ăn trái nên trồng tiêu, dừa và các loại cây ăn trái khác. Tránh trông những cây rụng lá theo mùa hay lá có chất tinh dầu như cam, quít, bưởi.

Hình 50: Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn

III.2.2. Kỹ thuật nuôi

Chuẩn bị mương nuôi. Mương nuôi nên diệt sạch cỏ bụi rậm ở mặt bờ hay mái bờ để không nơi trú ần cho các địch hại của tôm như rắn, ếch nhái, chuột, chim. Lấy đất dẽo Lắp hết các lổ mọi hay hang hốc là nơi trú ẩn của rắn, cua ếch nhái, cá trê, lóc, rô, lươn. Mương nên tát cạn và vét hết lớp bùn đáy ao. Sau đó dùng vôi diệt cá tạp với liều lượng 8 – 10 kg /100m2 mương. Sau đó phơi mương khoảng 3 - 4 ngày. Nếu mương không tát cạn được thì dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp, cá dữ. Đối với ao 100m2 nên dùng khoảng 0.2 - 0.3 kg. Cho nước vào khoảng 20cm và bón phân chuồng khoảng 20-30 kg/100m2. Sau đó cho nước vào khoảng 1m.

Chà làm vật bám và là nơi trú ẩn của tôm khi lột xác. Có thể sử dụng cành bần, trâm bầu, ổi hay tre để làm chà. Nhành cây sẽ tuốt hết lá và phơi khô cho hết nhựa mới và dài khoảng 1.5 - 2m. Chà cắm thành từng bó và nghiêng 1 góc khoảng 450 so với mặt đất.

Mật độ nuôi khoảng 8 - 10 con/m2 từ tôm bột hay 3 - 5 con/m2 nếu từ tôm giống 2 – 3 g/con.

Tôm nuôi trong mương vườn có thể nuôi quanh năm. Nhưng nên tập trung vào mùa mưa để dễ dàng thay nước. Mương nên thiết kế thêm hệ thống sụt khí để tránh hiện tượng tôm nổi đầu vào ban đêm. Năng suất nuôi 1.200 – 1.500 kg/ha/vụ (6 - 8 tháng nuôi)

III.3. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao III.3.1. Thiết kế công trình nuôi

Ao có diện tích 100 -10.000m2 sử dụng nuôi tôm đều đạt kết quả tốt. Nhưng tốt nhất là ao có diện tích 1000m2. Ao nên chọn ở những nơi gần sông, thay nước dễ dàng. Tránh những nơi gần nước thải sinh hoạt hay nhà máy hóa chất, đông lạnh. Ao nuôi nên dọn cây lớn

xung quanh. Chiều dài ao dài gấp 3 - 4 lần chiều ngang. Ao nên có cống cấp và thoát nước dễ dàng. Chiều sâu của ao tối thiểu 1m. Đáy ao phải bằng phẳng, không có chướng ngại vật, gốc cây, đá gây trở ngại cho việc thu hoạch. Đáy ao nên dốc về phía cống tháo đáy để khí tháo cống nước sẽ cạn ao và tôm tập trung về phía cống, dễ dàng thu hoạch. Đối với ao 1000 m2 cần có độ dốc thích hợp.

III.3.2. Kỹ thuật nuôi

Trước khi nuôi tôm, cần phải cải tạo ao. Cách thức chuẩn bị ao giống phần nuôi trong mương vườn. Nuôi trong ao chà nên cắm nghiêng 30 - 45o thành hàng thẳng hay cắm thành từng ô (3 x 6, 4 x 5, 5 x 8 m) hay bó thành từng bó 40 – 50 cm. Diện tích chà chiếm khoảng 10 – 20 % so với diện tích ao. Tuy nhiên ao không nên thả chà khi nếu ao thỏa mản các điều kiện sau:

• Không có địch hại, cá dữ. • Cải tạo ao và diệt cá tạp triệt để.

• Lọc nước và lấy nước vào ao kỹ càng, không để cá con lọt vào. • Ao sâu bảo đảm nước mát quanh năm.

• Thức ăn cung cấp đầy đủ để tôm khỏi cạnh trạnh thức ăn và ăn lẫn nhau.

Mật độ tôm thả trong mương vườn thường từ 10 – 12 con/m2. Ao có sụt khí và cho ăn thức ăn viên. Một vài công thức thức ăn để nuôi tôm càng xanh

Bảng 1: Công thức thức ăn cho tôm càng xanh

Công thức 1 chứa 25% đạm Công thức 2 chứa 20 % đạm

Bột đậu nành 12.6 Cám 30

Bột cá 12 Bột cá 20

Bột tôm 12 Bột mì 8

Bột bắp xay 42 Bột bắp 30

Bột mì 20 Bánh dầu dừa 10

Khoáng vi lượng 1.4 Khoáng vi lượng 2

Các thành phần thứa ăn trộn đều với nhau. Bột mì nấu sôi và trộn vào thức ăn. Sau đó đưa vào máy ép viên. Kích cỡ viên thức ăn tùy thuộc vào kích thước tôm. Thức ăn sau đó phơi khô trong bóng râm và cho ăn từ từ. Tránh để thức ăn ở những nơi quá nóng dễ làm biến chất thức ăn.

Bảng 2: Khẩu phần thức ăn cho tôm càng xanh nuôi từ tôm bột

1 30

2 15

3 10

4 trở đi 3 - 5

Cho tôm vào buổi sáng sớm hay chiều tối. Lượng thức ăn buổi chiều chiếm 2/3 tổng lượng cho ăn. Cho tôm ăn nên rãi ven bờ. Cũng có thể cho ăn thành nhiều điểm trong ao và cho ăn cùng một chổ vì tôm quen nơi ăn.

Điều chỉnh lượng cho ăn. Hàng tháng nên dùng chài kiểm tra trọng lượng tôm trong ao và ước lượng tỉ lệ sống của tôm trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời. Ngoài ra có thể dùng nhiều sàn ăn để kiểm tra. Rải thức ăn xuống ngẫu nhiên rơi vào sàn và sau 2 - 4 giờ kéo lên xem lượng thức ăn trong sàn còn hay hết sau đó điều chỉnh thức ăn kịp thời.

Kích thích tôm lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào kích thước của tôm (Bảng 3). Để cho tôm lột xác đồng đều cần thả tôm có kích cỡ như nhau, thức ăn đầy đủ và kích thích nước. Trước khi con nước rong thì ngưng trao đổi nước 2 - 3 ngày và cho tôm ăn tích cực. Khi con nước rong thì cho nước vào tối đa để kích thích tôm lột xác đồng loạt. Sau đó cho tôm ăn tích cực để tôm không ăn nhau sau khi lột xác do đói. Thức ăn cũng cần có nhiều canxi và phospho để tôm có đầy đủ vật chất khi lột xác.

Bảng 3: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh

Trọng lượng tôm (g) Chu kỳ lột xác (ngày)

2-5 9 6-10 13 11-15 17 16-20 18 21-25 20 26-35 22 36-60 22-24 Chăm sóc và quản lý

Thường xuyên theo dõi tôm trong ao diệt trừ địch hại, cua còng đục khoét bờ ao. Nếu có cá dữ thì dùng rễ dây thuốc với lượng 0.1kg/100m2 ao mà không ảnh hưởng đến tôm.

Có thể thu toàn bộ hay thu tỉa. Năng suất có thể đạt đến 1.600 – 1.800 kg/ha/vụ (6 tháng)

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w