I.1. Đặc điểm sinh học của cá thát lát
Hình 27: cá thát lát( Notopterus notopterus)
Cá Thát lát hay còn gọi là Asian knifefish, cá phân bố ở vùng: Ấn Độ, Thailand, Mianma, Lao, Cambodia, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam. Chúng có khả năng sống hầu hết các thủy vực nước ngọt có thực vật thủy sinh phong phú, thường gặp chúng ở các cửa sông, ao, hồ ruộng, kênh rạch, sông ngòi. Cá có khả năng sống trong vùng nước lợ với nồng độ muối thấp.
Cá Thát lát là lòai cá có phẩm chất thịt ngon, thường được nhiều người dân vùng ĐBSCL ưa thích. Cá có thân dẹp bên. Lưng hơi nhô lên. Miệng hơi nhô ra. Rạch miện ngắn chỉ đến giữa ổ mắt hoặc bờ sau ổ mắt. Thân phủ vảy tròn. Đường bên hoàn toàn, chạy giữa thân. Cá có màu xám bạc, Phần lưng đậm hơn, phần bụng trắng bạc. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, cá thát lát có khả năng sống được trong các ao nước tỉnh, chịu được điều kiện chật hẹp, nước có hàm lượng Oxygen hòa tan thấp, pH thấp…do vậy, có thể phát triển nuôi cá thát lát đại trà trong nhiều lọai hình thủy vực.
I.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá thát lát là lòai cá ăn tạp gồm cả thực vật và động vật (cá con, côn trùng, tép), cá họat động mạnh về đêm. Bể nuôi cần thực vật lớn, nước nhẹ và acid với độ pH dao động từ 6 -
6.5 và độ cứng khoảng 30 ppm. Thức ăn thường là trùng sống, cá mồi, các lòai cá tạp và thức ăn tự chế biến từ các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như rau xanh, bèo hoa dâu, cám, cua, ốc băm nhỏ.
I.3. Đặc điểm sinh trưởng
Cá thát lát thường có kích thước nhỏ, tăng trọng thấp, thông thường cá sau 1 năm tuổi có chiều dài trung bình khỏang 16 cm và nặng từ 40 - 60 g/con. Tuy nhiên trong ao nuôi, cá có thể đạt 100 g/con sau 12 tháng tuổi.
I.4. Đặc điểm sinh học sinh sản
Mùa vụ sinh sản của cá thường tập trung vào các tháng từ 6 - 8. Khi con đực và con cái thành thục cho vào bể lập tức chúng bắt cặp với nhau. Trong vòng những ngày đầu, chúng sắp xếp lại rong và chuyển chúng đến 1 góc bể. Trong điều kiện tự nhiên cá đẻ trên các vùng nông cạn và những thân, rễ tre chìm trong nước. Tới thời kỳ sinh sản, ống sinh sản lồi ra từ vùng huyệt của con cái. Ống này dài khoảng 1,25cm và đường kính 0.6cm. Con cái dùng ống này lướt qua lại trên đá để dọn sạch ổ đẻ. Tập tính chuẩn bị ổ đẻ của cá cái tiếp tục khoảng vài giờ cho đến khi con đực tấn công. Sau đó cả bố mẹ đều dọn tổ. Sau đó chúng bắt đầu cuộn tròn vào nhau và đẻ trứng. Cá đẻ nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 10 -15 trứng. Nhìn chung sức sinh sản của cá Thát Lát thấp, bình quân dao động từ 12.000 - 20.000 trứng/kg cá. Sau khi con cái đẻ trứng trên ổ đã dọn sẳn, con đực bơi theo và thụ tinh trứng. Cả cá bố mẹ điều thay phiên nhau bảo vệ và chăm sóc trứng. Trứng sẽ nở trong vòng 6 ngày ở nhiệt độ 30 0C. Trong sinh sản nhân tạo, có thể sử dụng một số lọai hormone như: não thùy cá chép, HCG hay LHRHa để kích thích cá sinh sản với liều lượng như sau:
• Não thùy cá chép: 5 - 10 mg/kg cá cái
• Hay sử dụng liều kết hợp: 5 mg não + 3000 - 5000 UI/kg cá cái • HCG: 5000 - 10000 UI/kg cá cái
• LH-RHa : 100 - 150 µg + 5 mg DOM/kg cá cái
Thông thường, trong họat động sản xuất giống, sử dụng 2 liều để kích thích cho cá sinh sản là tốt nhứt và hiệu quả cao nhứt. Mật độ ương cá tốt nhứt là 150 - 200 bột/m2. Trong quá trình ương, sử dụng lòng đỏ trứng đã luộc chín, kết hợp bột cá mịn và sửa đậu nành để cung cấp cho cá ương với khẩu phần dao động từ 10 - 30 %/trọng lượng/ngày.
I.2. Kỹ thuật nuôi cá thát lát thương phẩmI.2.1. Chuẩn bị ao nuôi I.2.1. Chuẩn bị ao nuôi
Trước khi thả cá nuôi, ao phải được chuẩn bị, cải tạo theo các bước căn bản như sau • Dọn cỏ bờ, tát cạn nước, dùng rễ dây thuốc cá diệt cá tạp, cá dữ với liều lượng 0.2 -
0.3 kg/100m2
• Sênh vét lớp bùn đáy còn khỏang 20 - 30 cm lớp bùn đáy ao nuôi, san lấp kín các hang hốc.
• Dùng vôi bột bón xung quanh bờ ao và đáy ao để cải tạo hạ phèn, liều lượng từ 10 -15kg/100m2.
• Bón phân chuồng (phân heo hay phân gà) để tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá giống với liều lượng 15 - 20 kg/100m2.
• Sau đó phơi ao từ 2 - 3 ngày.
• Cấp nước vào ao nuôi. Khoảng 3 - 4 ngày sau, nước có màu xanh đọt chuối thì bắt đầu thả cá ương. Cá ương sau 1 tháng tuổi tiến hành thu họach.
I.2.2. Mật độ cá thả nuôi
Mật độ cá giống thả nuôi ghép trong ao dao động từ 5 - 7 con/m2 là tốt nhứt. Trong trường hợp nuôi thâm canh, có thể thả với mật độ 10 – 20 con/m2
I.2.3. Cơ cấu lòai thả nuôi ghép
Trong quá trình thả cá nuôi ở ao, có thể thả ghép thêm với một số lòai cá khác như sau: cá rô phi, cá sặc rằn, cá rô đồng hay cá hường hoặc cá tai tượng với tỉ lệ khỏang 30 - 50 % so với cơ cấu thả nuôi cá thát lát.
I.2.4. Quản lí hệ thống nuôi
• Sử dụng thức ăn tự chế biến từ nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp, kết hợp với thức ăn công nghiệp đặc biệt ở giai đọan ban đầu thả nuôi (1 tháng, giai đọan sau giống) với khẩu phần ăn dao động từ 5 - 7 %/trọng lượng thân/ngày. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào lúc sáng và chiều. Lượng thức ăn cho cá nuôi sẽ được điều chỉnh theo sự tăng trọng của cá nuôi, sau mỗi tháng kiểm tra trọng lượng cá.
+ Thức ăn tươi sống như cá, tép vụn, cua hoặc ốc băm nhỏ kết hợp với chất kết dính như lá gòn hoặc CMC và Premix (1 - 2 %).
+ Thức ăn tự chế biến từ nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp bao gồm - Bột cá 45 %
- Cám 50 % - Rau xanh 5 %
- Vitamine C 20 - 30 mg/kg thức ăn cho cá.
• Quản lí về chất lượng nước hệ thống ao nuôi, đảm bảo hàm lượng dưỡng khí cho cá thả nuôi, đảm bảo môi trường nuôi không bị ô nhiễm. Thay đổi nước định kỳ 1 lần / 7 – 10 ngày là biện pháp căn bản góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi.
• Quản lí công trình nuôi, sớm phát hiện những hạn chế để có biện pháp khắc phục thích hợp.
I.2.5. Thu họach
Sau chu kỳ nuôi thương phẩm 6 - 8 tháng, có thể tiến hành thu hoạch, trọng lượng cá thu hoạch dao động từ 60 - 90 g/con.