Hiện nay ở nước ta có ba loài cá trôi Ấn Độ là: cá Trôi trắng Cirrhinus mrigala, Trôi đen
Labeo rohita và cá Catla catla. Các loài này được nhập vào nước ta thành 3 đợt. Đợt I, tháng 8/1982, 150 con cá giống trôi Ấn độ cở 8 - 10cm và nặng 6 g/con theo hình thức quà tặng của một chuyên gia ở một nước Nam á mang từ Thái Lan sang giao cho Viện nghiên cứu thủy sản I (VNCTS) nuôi thử nghệm. Đợt II, tháng 10/1984 nhập khoảng 1000 con gồm cả 3 loài , cỡ cá dài 35 - 40cm chuyển từ Ấn độ sang VNCTS II. Đợt III tháng 3/1986,
cá Trôi Ấn độ (10 con đực, 10 con cái) cở 2 kg/con được chuyển từ Lào sang VNCTS I. Từ đó đến nay các loài này được nhân rộng và nuôi phổ biến khắp nơi.
Hình 21: Cá Catla catla
Hình 22: Cá Trôi đen (Labeo rohita)
Hình 23: Cá Trôi trắng (Cirrhinus mrigala)
Khi còn nhỏ, cá ăn chủ yếu là sinh vật nhỏ lơ lửng trong nước, khi trưởng thành cá ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng chủ yếu là các lòai rong bám và mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao.
I.2. Sinh trưởng
Cá Trôi Ấn độ có thể nuôi nhiều loại hình thủy vưc khác nhau, do vậy cá có sức lớn khác nhau. Nếu nuôi trong các ao lớn, cá có thể đạt 0,5-0,7 kg/con/năm, nuôi trong các mô hình cấy lúa kết hợp nuôi cá có thể đạt 0,4 - 0,6 kg/con và nuôi trong các mương vườn thiếu ánh sáng cá cũng có thể đạt 0,2 - 0,4 kg/con/năm. Nhìn chung cá Trôi Ân Độ lớn nhanh trong 3 năm đầu, sau đó tốc độ giảm dần.
I.3. Khả năng thích ứng
Cá trôi Ấn độ có khả năng thích ứng tương đối tốt với điều kiện môi trường. Cá có thể sống ở nhiệt độ nước tờ 11- 42 oC, nồng độ muối thấp như 4 - 5 ‰, pH 5,5 cá cũng có thể phát triển nhưng chậm. Những ao mương nuôi có mực nước thấp 0,3 - 0,5 m và thiếu ánh sáng mặt trời.
I.4. Sinh sản
Cá Trôi Ấn độ nuôi trong ao, mương lớn sau 1 - 2 năm thì mang trứng nhưng không tự đẻ được trong ao. Vì vậy phải dùng biện pháp kích thích nhân tạo để cá đẻ trứng. Trong điều kiện ao nuôi ở ĐBSCL cá có thể đẻ được 2 - 3 lần trong năm.