II.1. Hình thái cấu tạo và hệ thống phân loại cá Lóc bông
a. Hệ thống phân loại cá Lóc bông
Cá Lóc bông nuôi phổ biến ở một số tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hệ thống phân loại cá được xác định như sau
Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes
Họ: Ophiocephalidae Giống: Channa
Loài: Channa micropeltes Cuvier and Valenciennes
b. Hình dạng cấu tạo cá lóc bông
Hình dạng bên ngoài: Cá Lóc bông có đầu dài, đỉnh đầu hình ống. Mõm nhọn, miệng to, cá không có râu. Mắt tròn, lệch về phía trên của đầu. Thân dài, phần trước tròn, phần sau hơi dẹp, vẩy nhỏ phủ khắp thân và đầu. Lúc cá còn nhỏ trên thân cá có hai sọc đen chạy dài từ mõm đến đuôi, các sọc này lần lượt bị đứt đoạn theo sự lớn lên của cá, làm thân cá có màu như đóa hoa - Cá Lóc Bông.
Cấu tạo bên trong
- Miệng: Miệng cá lóc bông to, có răng nanh bén nhọn. - Cá lóc bông thon dài, rất phát triển,
- Thực quản: vách dầy, bên trong thưc quản có nhiều nếp nhăn. - Dạ dầy: Dạ dầy to, hình chữ Y, có khả năng co giãn rất tốt. - Ruột: vách dầy, bên trong có nhiều lông nhung,
II.2. Đặc điểm dinh dưỡng cá Lóc Bông
Cá Lóc bông là loài cá dử điển hình, chúng rất thích ăn các loại thức ăn là động vật tươi sống như: cá, tép, ếch nhái, bọ gạo (Pillay, 1990; Ngô Trọng Lưu, 1994).
II.3. Đặc điểm sinh trưởng cá Lóc Bông
Cá Lóc bông là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh, đối với cá có chiều dài 5,28 - 7,14 cm và trọng lượng dao động từ 1,35 - 2,30 g thì mỗi ngày cá lóc bông gia tăng trọng lượng lên 0,104g/ngày. Cá có chiều dài từ 7,14 - 9,20 cm, trọng lượng: 2,30 - 5,92 g mỗi ngày cá Lóc bông tăng thêm trọng lượng là 0,353 g/ngày. Trường hợp cá có chiều dài 9,20 - 11,02 cm trọng lượng cá tăng thêm 0,63 g/ngày.