ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH 1 Hình thái, phân loại và phân bố

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 102 - 105)

II.1. Hình thái, phân loại và phân bố

Tôm càng xanh gồm 2 phần: phần đầu hay còn gọi là vỏ đầu ngực và phần mình gồm 6 đốt và tận cùng là telson. Thân tôm tương đối tròn, thân có màu xanh dương xen kẽ những đoạn trắng trong trên thân. Chủy rất phát triển, nhọn ở đầu và cong vút lên. Mặt trên của chủy có 11-15 răng, thường có 3 - 4 răng sau hốc mắt, mặt dưới chủy cò 12 -15 răng. Công thức chủy như sau

3 - 4 / 11-15CR = --- CR = --- 12 - 15

Phân loại tôm như sau

• Ngành tiết túc: Arthropoda • Lớp giáp xác: Crustaceae • Bộ mười chân: Decapoda • Họ tôm sông Palaemonidae • Giống Macrobrachium

Ở Việt Nam, theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (1980) ở Bắc Việt Nam có 4 loài thuộc giống

Macrobrachium nhưng không có giống rosenbergii, ở Việt Nam có 2 loài là M. lanchesteri

M. rosenbergii. Trong đó tôm càng xanh M. rosenbergii phân bố chủ yếu ở các thủy vực thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Vàm Cỏ, Sài gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

II.2. Các yếu tố môi trường nuôi.

Tôm càng xanh là loại giáp xác 10 chân, sống chủ yếu ở tầng đáy. Tôm sống hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội địa và vùng nước lợ. Tôm là loài giáp xác vừa bơi vừa bò. * Độ phèn pH: Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước trung tính Ph dao động từ 7 - 8. Độ pH từ 5.5 - 6.5 tôm có thể sống nhưng tăng trọng rất kém. Độ pH < 5.5 tôm sẽ chết. Điều này cần lưu ý khi nuôi tôm ở vùng ĐBSCL, đặc biệt là những vùng bị nhiễm phèn. * Nhiệt độ: Tôm thích ứng ở nhiệt độ 25 – 30 oC. Tôm không chiụ được lạnh hay quá nóng 35 – 38 oC. Vì thế nuôi tôm trong mùa khô phải đảm bảo đủ độ sâu tối thiểu của nước 0.8m.

* Oxygen hòa tan: Tôm thích sống trong môi trường nước sạch, không nhiễm mặn, phèn và nhiễm bẩn. Tốt nhất nên đảm bảo oxy hòa tan là 5 mg/L. Ngưỡng gây chết cho tôm là mg/L.

* Độ mặn. Tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên trong môi trường nước lợ (5 – 7 ‰) tôm vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ mặn cao có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm.

II.3. Đời sống của tôm càng xanh

Chu kỳ sống của tôm càng xanh có 4 giai đoạn là phôi, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành.

Thời kỳ phát triển phôi. Trướng thành thục sẽ được thụ tinh khi có sự giao vĩ giữa tôm đực và tôm cái. Trứng thụ tinh sẽ được ấp ở phần bụng của con cái cho đến khi nở thành ấu trùng.

Thời kì ấu trùng (Larva). Ấu trùng sống trong môi trường nước lợ (12-16 ) giai đoạn này kéo dài 30 - 45 ngày. Âu trùng sống phù du và phải trải qua 11 giai đoạn phát triển. Bảng tóm tắt được phân biệt như sau

Giai đoạn Đặc điểm đáng chú ý

I Mắt không có cuống

II Mắt có cuống

III Chân đuôi xuất hiện

IV Chủy có hai răng ở cạnh trên V Đốt đuôi hẹp laị và kéo dài VI Mầm chân bụng xuất hiện

VII Chân bụng có hai nhánh và chưa có lông tơ VIII Chân bụng có lông tơ

IX Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong X Chủy có 3-4 răng ở cạnh đầu

XI Chủy có răng ỏ nửa cạnh trên

Hậu ấu trùng Chủy có răng ở cạnh trên và cạnh dưới

Thời kỳ hậu ấu trùng (Post-larvae). Tôm giống nhỏ có kích cở 1cm, tôm có thể bơi lội chủ động. Sau thời gian nuôi 2 - 3 tháng trong điều kiện ương nuôi thích hợp tôm sẽ đạt 7 – 10 cm gọi là tôm giống lớn (juvenile).

Thời kỳ tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành là lúc tôm sau khi nuôi khoảng 3-4 tháng từ tôm lứa hay 7 - 8 tháng từ postllarva.

II.4. Đặc điểm dinh dưỡng

Tùy từng giai đoạn phát triển, tôm ăn các loại thức ăn khác nhau. Ở giai đoạn ấu trùng , tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh động vật, giun rất nhỏ và ấu trùng của các động vật không xương sống khác. Trong trại tôm, tảo Chlorella, Artemia và thức ăn chế biến như gan bò, trứng, sữa được dùng làm thức ăn cho tôm.

Tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của tôm ngoài tự nhiên gặp chủ yếu các loài nguên sinh dộng vật, giun trong đó có nhiều nhất là giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, ốc và cả cá nhỏ. Ngoài ra còn gặp các ngành tảo dạng sợi thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta), tảo lam (Cyanophyta), tảo khuê (Bacilariophyta) và tảo sắc (Chrysophyta). Ngoài những thức ăn tự nhiên, tôm còn ăn các loại thức ăn khác như cua, ốc, cá vụn, khoai mì, cơm dừa, xác động vật thối rữa và thức ăn tổng hợp.

II.5. Đặc tính sinh trưởng

Tôm càng xanh tăng trưởng nhanh. Khi tăng trưởng, tôm cần lột xác. Thường thì tôm lột xác khoảng 2-3 lần trong một tháng tùy thuộc vào chất lượng nước và chất lượng thức ăn. Khi lột xác, tôm thường cặp mé, hoặc tìm những chổ cạn hay chà trú ẩn để lột xác. Tôm thường lột xác vào ban đêm hay buổi sáng sớm khi con nước ròng. Sau 30 phút tôm có thể hoạt động trở lại nhưng vỏ kitin vẫn còn mềm, sau khoảng 4 - 5 giờ thì vỏ cứng hẳn.

II.6. Đặc tính sinh sản

Có thể phân biệt tôm đực và tôm cái bằng đôi chân bụng thứ II. Ở tôm đực có 2 mấu (nhánh phụ), trong khi tôm cái có 1 mấu. Ngoài ra có thể phân biệt tôm đực và tôm cái thông qua cơ quan sinh dục: lổ sinh dục dực ở 2 gốc của đôi chân bò V, trong khi con cái ở đôi chân bò III.

Tôm sinh sản quanh năm, tuy nhiên mùa vụ sinh sản của tôm ngoài tự nhiên tập trung vào tháng 1 - 2 và 8 - 9 âm lịch. Tuy nhiên trong ao nuôi, bắt gặp tôm mang trứng khi 3 - 4 tháng tuổi con giống từ postlarvae.

Tôm đực thành thục có trứng màu da cam ở bên trong giáp đầu ngực, đó là những con cái sắp bước vào thời kỳ giao vĩ. Hiện tượng giao vĩ chỉ xảy ra khi con cái lột xác, còn con đực hình như lúc nào cũng sẳn sàng. Quá trình giao vĩ có thể chia làm 4 giai đoạn gồm tiếp xúc, ôm giử con cái, trèo lên lưng và lật ngữa gắn túi tinh. Tinh trùng được tiết ra dưới dạng hình túi nằm sát phần ngực của con cái. Sau 6-20 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Khi đẻ con cái cong mình về phía trước đến khi ngực và bụng tiếp xúc nhau, tạo nên sức đẩy ép trứng từ buồng trứng ra ngoài lổ sinh dục. Trứng thụ tinh rồi chảy xuống vào bên trái và bên phải của buồng ấp trứng từ đôi chân bụng thứ 4 đến thứ 3, 2 và cuối cùng là chân bụng 1. Trong buồng ấp trứng được bao bọc bởi một màng nhày trong suốt như chùm nho, những chùm trứng này dính chặt vào những sợi lông ở 4 chân bụng. Tôm cái mang trứng dưới bụng và bảo vệ trứng cho đến khi nở. Tùy thuộc vào nhiệt độ, trứng sẽ nở vào khoảng 15 - 23 ngày. Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt sáng chuyển dần sang màu da cam đến ngày thứ 12 chuyển dần sang sáng đậm và đến ngày nở có màu sáng đậm đen.

Sức sinh sản tuyệt đối của tôm dao động rất lớn. Ở Ấn độ số lượng trứng dao động từ 7000 - 30.000 trứng, ở Philippines từ 45.000 - 94.000 trứng, ở Thái lan từ 20.000-120.000 trứng và ở Việt nam từ 2600 - 160.000 trứng. Tuy nhiên số lượng trứng tùy thuộc vào kích cỡ tôm và dinh dưỡng. Tôm càng lớn thường càng nhiều trứng. Sức sinh sản tương đối dao động 500 - 1000 trứng/g. Thông thường tôm đẻ lần 2, 3 tăng lên và giảm dần các lần còn lại. Tôm thường đẻ từ 4 - 5 lần, cá biệt 6 lần. Mỗi lần cách nhau 19 - 45 ngày tuy nhiên cũng có trường hợp 7 ngày.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w