KỸ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 52 - 55)

Hiện nay cá Lóc bông được nuôi dưới hai hình thức: như nuôi ở bè và nuôi trong hệ thống ao đất. Trong hai hình thức nuôi này, đạng nuôi cá Lóc bông ở bè, đặc biệt phổ biến ở Việt Nam.

III. 1. Kỹ thuật nuôi cá Lóc bông ở bè

a. Chọn vị trí đặt bè

Chọn vị trí đặt bè nuôi ở sông, kênh rạch lớn, hồ chứa nước... cần có những điều kiện thuận lợi như sau:

Mức nước sâu, dòng chảy nhẹ 0,3 - 0,4 m/s, có ánh sáng và gió nhẹ, tránh những nơi có nước chảy quá mạnh, sóng to, gió lớn, tàu bè di chuyển qua lại nhiều, tránh đặt bè nơi khúc quanh của sông, nơi có nhiều cỏ rác, rong rêu, lục bình hoặc đặt gần vị trí nhà máy nhiệt điện, sản xuất hóa chất, thuốc trừ sâu vì những tác nhân và các sản phẩm thải ở những cơ sở này sẽ gây nguy hại cho cá trong quá trình nuôi.

Bên cạnh điều kiện địa hình, vị trí đặt bè nuôi nên chọn nơi thuận lợi cho việc đi lại, cung cấp và vận chuyển cá giống, có nguồn thức ăn cho cá nuôi dồi dào, rẻ và tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng sau khi thu hoạch

b. Kết cấu bè nuôi

Vật liệu dùng để đóng bè rất đa dạng, từ các loại gỗ có sẳn tại địa phương như: gáo, sao ... đến các loại gỗ quí như thao lao, sao, chò, căm se, những loại gỗ này có khả năng chịu nước, lâu mục, bè nuôi có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài. Tuổi thọ trung bình của các bè gỗ thường từ: 10 - 15 năm.

Kích thước bè nuôi lệ thuộc rất nhiều vào khả năng đồng vốn của bà con ngư dân, thông thường 1 bè nuôi cá Lóc bông có kích thước dao động từ 80 - 280m3. Có thể phân thành 3 nhóm như sau:

- Loại bè lớn - Loại bè trung bình - Loại bè nhỏ

Trong các loai bè trên thì bè có thể tích khối nước 80 – 120 m3 thường được bà con ngư dân vùng An Giang, Đồng Tháp sử dụng nuôi.

* Mùa vụ nuôi

Do nguồn cá giống hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống trong tự nhiên, nên mùa vụ thả nuôi cá Lóc bông phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết hằng năm. Thông thường mùa vụ nuôi cá lóc bông diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó thời gian tập trung nhiều nhất là tháng 7 và 8.

* Qui cách giống và mật độ thả nuôi

Giống cá lóc bông chọn thả nuôi phải có kích cở đồng đều, khoẻ mạnh, nhiều nhứt không bị thương tích hay bệnh tật. Kinh nghiệm nuôi của nhiều nước trong khu vực Nam - Đông Nam Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy cở cá giống đạt từ 20 - 30 g và mật độ thả 80 – 100 c/m3 là tốt nhất.

d. Chăm sóc quản lý cá lóc bông nuôi bè

* Thức ăn

+ Thành phần thức ăn. Cá lóc bông là loài cá ăn động vật, thành phần thức ăn bao gồm nhiều loại động vật tươi sống như: cá, tép, ếch nhái và bọ gạo. Trong quá trình nuôi, nếu bà con ngư dân có thời gian tập luyện cho cá giống quen dần với loại thức ăn chế biến từ các nguyên liệu địa phương như cá tạp, cám, tấm, bắp, và Vitamin C... có hàm lượng protein phải cao hơn 20 %. Bà con ngư dân vẫn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến để nuôi cá.

+ Khẩu phần ăn. Khẩu phần thức ăn cho cá ăn hàng ngày sẽ được định lượng cho phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng và tình hình sức khoẻ ở các giai đoạn phát triển của cá, có thể tóm tắt ở bảng sau

Bảng: Khẩu phần ăn của cá lóc bông (%/trọng lượng thân cá thả nuôi) Kích cở giống (g/con) Khẩu phần ăn (%)

< 10 10 - 12 10 - 20 8 - 10 20 - 30 5 - 8 30 - 50 5 - 8 50 - 100 5 - 8 > 100 5

+ Cách cho ăn. Cách cho cá ăn cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng, quyết định đến năng suất cá nuôi. Thông thường ở thời điểm đầu thả giống, do kích thước cá còn nhỏ, cá dùng làm thức ăn cần phải được xay nhuyễn; đến khi cá lớn, thức ăn có thể cung cấp trực tiếp vào bè nuôi. Việc dùng sàng cho cá ăn được khẳng định mang lại hiệu quả cao trong quá trình nuôi.

* Chăm sóc và quản lý bè nuôi. Hoạt động chăm sóc và quản lý bè nuôi cá lóc bông cần phải được thực hiện thường xuyên, nhằm đảm bảo năng suất cá nuôi và thời gian sử dụng bè. Các hoạt động này bao gồm: kiểm tra vị trí bè (hệ thống dây neo, phao) và tình hình sức khoẻ của cá nuôi, vệ sinh chùi rửa mặt sàn bè tránh mùi hư thối sau khi cho cá ăn. Mỗi ngày vớt cỏ rác, lục bình ở hai đầu mặt khay bè, tạo dòng chảy qua bè được thoáng, nhu cầu cung cấp oxy cho cá luôn được cải thiện, hạn chế tối đa lượng phù sa, rong rêu và thức ăn thừa đóng bám vào thành bè và 2 mặt khay, đây là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các loài địch hại gây bệnh cho cá.

Bà con ngư dân thực hiện đầy đủ các yêu cầu này, sẽ góp phần tích cực vào hoạt động phòng ngừa bệnh, năng suất và hiệu quả cá nuôi bè chắc chắn sẽ nâng cao.

e. Thu hoạch

Để đạt được kích thước cá thương phẩm, thời gian nuôi cá Lóc bông thường ít nhất là 6 tháng, phổ biến 7 - 8 tháng. Trọng lượng cá khi thu hoạch có thể đạt kích thước trung bình 1,2 - 1,5 kg/con. Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày không nên cho cá ăn nhằm hạn chế cá bị chết trong quá trình vận chuyển. Khi thu hoạch có thể dùng vợt đối với bè nhỏ, lưới kéo đối với bè lớn, nhằm hạn chế cá bị sây sát, chết. Vợt và lưới kéo dùng cho thu hoạch cá không có gút, các phương tiện khác phải nhẳn. Sau khi thu hoạch có thể dùng ghe đục hoặc thùng chứa để vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ.

III.2. Kỹ thuật nuôi cá lóc bông ở ao đất

Kỹ thuật nuôi cá lóc bông ở ao đất chưa được phổ biến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với một số nước ở khu vực Châu á như Taiwan, Thailand, Campuchia, Hongkong, cá Lóc bông nuôi ở ao đất đã trở thành một hoạt động thông thường đối với nghề nuôi thủy sản nước ngọt.

Trong quá trình nuôi, để góp phần nâng cao năng suất, các giải pháp kỹ thuật nuôi thông thường để chuẩn bị cho một ao nuôi như: cải tạo ao, dọn dẹp môi trường xung quanh ao... duy trì mực nước ở ao 1,2 - 1,5 m phải được thực hiện một cách triệt để. Mật độ cá thả nuôi tuỳ thuộc vào kích cở cá giống thả, bà con ngư dân có thể thực hiện theo bảng đề nghị sau

Bảng: Mật độ nuôi cá Lóc bông ở ao đất qua các giai đoạn

Kích thước cá giống (cm) Mật độ nuôi (c/m2)

3 100 5 50 7 20 10 10 15 5 25 3

> 25 2

Trong quá trình nuôi, các loài cá tạp sử dụng làm nguồn cung cấp thức ăn là tốt nhất, bên cạnh đó nếu có thời gian tập luyện thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến có hàm lượng protein cao hơn 20 % vẫn có thể sử dụng làm thức ăn cho cá lóc. Chu kỳ nuôi kéo dài ít nhất 6 tháng, trọng lượng cá có thể đạt trung bình 0,8 - 1 kg/con.

KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ NÀNG HAI SINH HỌC CÁ NÀNG HAI

(Notopterus notopterus Pallas, 1780)

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w