Tên môn học: LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM 2.Số tín chỉ:

Một phần của tài liệu Bộ đề cương chi tiết môn học ngành báo chí (Trang 43 - 44)

2. Số tín chỉ: 3

3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 1

4. Phân bổ thời gian:

- Lên lớp: 45 tiết - Thảo luận: 15 tiết

- Thực hành, làm tiểu luận (tự chọn đề tài)

- Các hình thức khác: tham quan bảo tàng để xem những tờ báo Việt Nam qua các thời kỳ, giao lưu với các nhà báo lão thành.

5. Điều kiện tiên quyết:

Trước khi học môn này, sinh viên phải học xong môn Cơ sở lý luận báo chí & truyền thông và có kiến thức nhất định về lịch sử Việt Nam, đặc biệt giai đoạn cận đại, hiện đại.

6. Mục tiêu của môn học:

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ (1865) đến nay. Bên cạnh đó, môn học cũng củng cố lại những kiến thức về lịch sử, chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử. Những kiến thức nền này sẽ giúp sinh viên hiểu được các vấn đề mang tính qui luật trong tiến trình phát triển của báo chí VN, để từ đó có thể phân tích, lý giải được các hiện tượng báo chí cụ thể trong thực tiễn nghề nghiệp.

7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp kiến thức về lịch sử ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam qua các giai đoạn: 1865-1930, 1930 – 1945, 1945-1975 và 1975 đến nay. Thông qua việc nghiên cứu đặc điểm về nội dung và hình thức của một số tờ báo tiêu biểu để đánh giá vai trò, vị trí, đóng góp của báo chí Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp tối thiểu 80% tổng số tiết học

- Đọc tài liệu, giáo trình giáo viên hướng dẫn và tóm tắt - Viết tiểu luận

- Tham gia thảo luận, thực hành - Làm kiểm tra giữa và cuối môn học

9. Tài liệu học tập:

- Sách, giáo trình chính:

 Giáo trình Lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1945  Giáo trình Lịch sử báo chí Việt Nam giai doạn 1945 - 2000 - Sách và tài liệu tham khảo:

 Hà Minh Đức (chủ biên), Thời gian và nhân chứng, hồi ký của các nhà báo (3 tập), Nxb Chính trị quốc gia, 1994, 1997 và 2001

 Huỳnh Văn Tòng - Lịch sử báo chí Việt Nam từ 1865 – 1945, Nxb TP.HCM 2002

 Đỗ Quang Hưng (chủ biên) - Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

 Bùi Đức Tịnh – Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới, Nxb TP.HCM 2000

 Bằng Giang, Sài Côn cố sự, Nxb Văn học 1999

 Hồng Chương – Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Giáo khoa Mác – Lênin, HN, 1987

 Hoàng Lại Giang, Trương Vĩnh Ký bi kịch muôn đời, Nxb Văn hoá và thông tin, 2001

 Nguyễn Việt Chước - Lịch sử báo chí Việt Nam, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn, 1974

 Nhiều tác giả, Báo chí Việt Nam- những sự kiện đầu tiên và nhất, Nxb Trẻ, 2006

 Nhiều tác giả, Một thời làm báo - hồi ký của các nhà báo lão thành tại Tp.HCM, Nxb Văn nghệ Tp.HCM, 2003

 Nguyễn Khắc Xuyên, Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002

 Lê Ngọc Trụ - Mục lục Báo chí Việt Nam trong 100 năm (1865 – 1945)

 Nguyễn Thành – Thư tịch Báo chí Việt Nam, Nxb VHTT, 2000

 Nguyễn Thành, Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 – 1945, Nxb KHXH, Hà Nội 1984

- Các khoá luận tốt nghiệp đại học (lưu tại thư viện của Khoa):  Gia Định Báo, tờ báo Việt ngữ đầu tiên

 Nông Cổ Mín Đàm, tờ báo kinh tế Việt ngữ đầu tiên  Nữ Giới Chung, tờ báo phụ nữ đầu tiên

 Khảo sát báo Nam Kỳ địa phận  Lục Tỉnh Tân Văn

 Phụ Nữ Tân Văn

 Báo trào phúng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945  Báo Thanh Niên

 Hồ Chí Minh và báo Việt Nam độc lập

Một phần của tài liệu Bộ đề cương chi tiết môn học ngành báo chí (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w