Nội dung chi tiết môn học: CHƯƠNG I: DẪN NHẬP

Một phần của tài liệu Bộ đề cương chi tiết môn học ngành báo chí (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG I: DẪN NHẬP

1. Nghề báo

2. Khái niệm nhà báo, phóng viên

3. Vị trí, vai trò của phóng viên trong cơ quan báo chí

4. Đặc thù lao động phóng viên (yêu cầu, tính chất công việc)

5. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của phóng viên

CHƯƠNG II: LAO ĐỘNG TÍCH LŨY

1. Quá trình học tập tích lũy nguồn tri thức tổng hợp 2. Quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ

3. Quá trình xây dựng nguồn tư liệu cá nhân phục vụ cho công việc 4. Quá trình xây dựng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

CHƯƠNG III: LAO ĐỘNG TÁC NGHIỆP

1. Lao động giao tiếp xã hội

- Xây dựng các mối quan hệ xã hội phục vụ cho mục đích nghề nghiệp

- Thiết lập và duy trì hệ thống nguồn tin

- Quan sát, nắm bắt, nhận diện và nhận định thực tiễn cuộc sống-xã hội

- Xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể của cá nhân phù hợp với yêu cầu của cơ quan báo chí

2. Lao động thu thập và xử lý thông tin (GV nhấn mạnh phần này) - Tìm kiếm, phát hiện đề tài

- Thu thập thông tin từ các nguồn tin - Thẩm định, phối kiểm thông tin - Chọn lọc thông tin - Chọn góc độ thể hiện - Chọn thể loại - Vạch đề cương - Viết bài - Tự biên tập

3. Lao động tạo tương tác giữa sản phẩm báo chí với dư luận xã hội (thúc đẩy quá trình tạo nên hiệu quả từ sản phẩm báo chí đối với cộng đồng).

CHƯƠNG VI: THỰC HÀNH

1. Thảo luận về một số tình huống nghề nghiệp 2. Phân tích một số tác phẩm báo chí tiêu biểu 3. Tập tư duy đề tài

4. Thực hành thu thập và xử lý thông tin 5. Xây dựng đề cương cho một bài báo 6. Đi thực tế và viết bài

Lưu ý: Giảng viên cũng có thể bố trí các phần thực hành xen lẫn với các phần lý thuyết (trình bày lý thuyết xong cho thực hành ngay) nếu thấy phù hợp.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2009

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA BÁO CHÍ&TRUYỀN THÔNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1. Tên môn học: NGHIỆP VỤ BIÊN TẬP VIÊN

2. Số tín chỉ: 3

3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 3

4. Phân bổ thời gian:

- Lên lớp: 25 tiết - Thực hành: 20 tiết

5. Điều kiện tiên quyết:

Trước khi học môn này, sinh viên phải học xong các môn như Tiếng Việt thực hành, Ngôn ngữ báo chí, Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí, và các thể loại báo chí cơ bản.

6. Mục tiêu của môn học:

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề biên tập báo chí, vị trí, vai trò và đặc thù lao động của biên tập viên trong tòa soạn. Qua việc thực hành biên tập văn bản báo chí, sinh viên sẽ nắm được những yêu cầu và kỹ năng biên tập cơ bản.

7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp kiến thức về các vấn đề: tầm quan trọng của công tác biên tập, đặc thù lao động biên tập trong hoạt động báo chí, các vị trí biên tập trong cơ quan báo chí, các hoạt động nghiệp vụ trong công tác biên tập, qui trình biên tập, xử lý tin bài trong tòa soạn, kỹ năng biên tập văn bản báo chí, khía cạnh tâm lý trong công tác biên tập. Môn học cũng giới thiệu một số phần mềm xử lý văn bản giúp cho công việc biên tập nhanh và hiệu quả hơn.

8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp

- Làm bài tập thực hành - Đọc tài liệu tham khảo

9. Tài liệu học tập:

- Sách, giáo trình chính:

 Bài giảng: Nghiệp vụ biên tập viên - Sách và tài liệu tham khảo:

 Nguyễn Trọng Báu, Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002

 Loic Hervouet, Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1999  Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản, Nxb

Giáo dục, 2007

 Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, 2003

 The Missouri Group, Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, 2007  Hà Thúc Hoan, Tiếng Việt thực hành, Nxb TP.HCM, 1998

 Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985

 Vũ Thị Phương Anh, Xác định độ khó của văn bản và việc kiểm tra ngôn ngữ, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học KHXH&Nhân văn TP.HCM, số 20/2002

 Đinh Văn Hường, Tổ chức hoạt động tòa soạn, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2005

 Claudia Mast, Truyền thông đại chúng – công tác biên tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2003

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Dự lớp tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết, 100% số tiết thực hành - Làm bài kiểm tra giữa môn (hình thức: bài tập thực hành…) - Thi cuối môn học (làm bài thi tại lớp)

11.Thang điểm: 10

- Bài kiểm tra giữa môn: 30% tổng số điểm - Bài thi hết môn: 70% tổng số điểm

Một phần của tài liệu Bộ đề cương chi tiết môn học ngành báo chí (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w