III. Một số kỹ năng
1. Tên môn học: ĐỐI THOẠI TRUYỀN HÌNH 2 Số tín chỉ:
2. Số tín chỉ: 3
3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 4
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 20 tiết - Thực hành: 25 tiết
- Hình thức khác: tham dự buổi ghi hình một chương trình đối thoại tại trường quay của Đài truyền hình.
5. Điều kiện tiên quyết:
Trước khi học môn này sinh viên phải học xong các môn Phỏng vấn, Phóng sự, Nhập môn truyền hình, Kỹ thuật quay phim và dựng phim, Kỹ năng dẫn chương trình truyền hình.
6. Mục tiêu của môn học:
Môn học nhằm trang bị kiến thức lý thuyết về thể loại và kỹ năng thực hiện các chương trình đối thoại truyền hình như talkshow, tọa đàm... Sinh viên nắm được phương pháp phỏng vấn truyền hình và có thể tổ chức sản xuất một chương trình đối thoại đơn giản.
7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Môn học đi từ những vấn đề chung như khái niệm, lịch sử phát triển, phân loại, đặc điểm của các chương trình đối thoại truyền hình đến những vấn đề cụ thể như phương pháp thực hiện chương trình đối thoại (talkshow, tọa đàm), qui trình sản xuất, cách viết kịch bản, kỹ năng phỏng vấn truyền hình (hệ thống câu hỏi trong chương trình đối thoại, những lỗi cần tránh trong quá trình đối thoại...)
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: ít nhất 80% tiết học lý thuyết, tham gia thực hành đầy đủ.
- Đọc các tài liệu tham khảo, xem truyền hình và phân tích các chương trình đối thoại mà giảng viên giới thiệu: chia nhóm thảo luận tại lớp
- Thực hiện được một talk show đơn giản theo nhóm, nộp sản phẩm báo cáo hoàn chỉnh.
9. Tài liệu học tập:
- Sách, giáo trình chính:
Bài giảng: Đối thoại truyền hình
Alan A. Armer, Writing the Screenplay – TV and film, 2nd edition, Waveland Press, Inc., 2002
- Thiết bị hỗ trợ: LCD projector, laptop, camera. Sử dụng phòng thực tập báo chí để hướng dẫn sinh viên thực hiện talk show.
- Sách và tài liệu tham khảo:
Gerald Kelsey, Writing for Television, third edition, A&C Black, London, 1999
Makxim Kuznhesop, Irop Sukunop, Cách điều khiển cuộc phỏng vấn,
Nxb Thông tấn, 2003
Maria Lukina, Công nghệ phỏng vấn, Nxb Thông tấn, 2004
Nhật An, Đường vào nghề - Phát thanh Truyền hình, Nxb Trẻ, TP.HCM, 2006
Robert Thompson, Cindy Malone, The broadcast journalism handbook, Rowman & Littlefield Publishers,INC., 2004
Samy Cohen, Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo, Nxb Thông Tấn, 2003
The Missouri Group (Brian S. Brooks, George Kennedy, Daryl R. Moel, Don Ranly), News Reporting and Writing-7th Edition
Từ Lê Tâm, Chương trình Người đương thời trên VTV, Luận văn tốt nghiệp, 2004
- Các tạp chí chuyên ngành: Truyền hình VTV, HTV, BTV…; Người làm báo; Nghề báo…
- Các trang web liên quan
www.vietnamjournalism.com www.nghebao.com www.vtv.org www.nguoiduongthoi.com.vn www.htv.com.vn www.caso.com www.vfs.com.vn
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Dự lớp tối thiểu 80% số tiết học và 100% buổi thực hành
- Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận theo nhóm tại lớp vào đầu giờ học: mỗi nhóm theo dõi và phân tích một chương trình và người dẫn chương trình do giảng viên phân công.
- Kiểm tra lấy điểm giữa học phần (30% tổng điểm của học phần): sinh viên viết kịch bản chương trình đối thoại.
- Phân tích tác phẩm do nhóm thực hiện tại buổi chiếu kết thúc học phần, phân tích và đặt câu hỏi thảo luận đối với tác phẩm của nhóm khác.
- Thi cuối học phần (70% tổng số điểm): không làm bài thi viết. Mỗi nhóm sinh viên (10 người) thực hiện một tác phẩm đối thoại truyền hình hoàn chỉnh (30 phút), nhân vật khách mời do nhóm tự chọn và tự mời đến trường quay (phòng thực tập báo chí), sau đó dựng lại và nộp đĩa thu hoạch.