ĐỐI TƯỢNG VĂN HĨA, THỂ THAO KHÁC:

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 154 - 156)

DI SẢN VĂN HĨA PHI VẬT THỂ:

4. ĐỐI TƯỢNG VĂN HĨA, THỂ THAO KHÁC:

Các bảo tàng:

Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh:

Được đặt trong tồ nhà hai tầng nằm trên đường Lê Lợi, nhìn ra sơng Hương. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật, tranh ảnh nĩi về sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt giới thiệu Người 10 năm ở Huế. Tới thăm phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế sẽ giúp cho du khách hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh _ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và tình cảm kính trọng vơ bờ bến của người dân Thừa Thiên Huế đối với Người.

Bảo Tàng Cổ Vật – Điện Long An:

Bảo tàng cĩ diện tích 6.330 m2. bao gồm tịa nhà chính ở giữa và một số nhà kho, nhà ở cho nhân viên. Tịa nhà chính từng là điện Long An trong cung Bảo Định được xây dựng vào năm 1845 thời Thiệu Trị. Nơi đây là chống vuyi chơi giải trí cho vua Thiệu Trị khi đi làm lễ Định Điền hàng năm. Năm 1847, vua Thiệu Trị qua đời, nơi đây dùng để thờ vua. Năm 1885, quân Pháp đĩng quân ở đây nên vua Thành Thái cho dời việc thờ cúng về điện Phụng Tiên. Năm 1913, Hội Đơ Thành Hiếu Cổ của người Pháp được thành lập, nên năm 1923 bảo tàng Khải Định được thành lập và tồn tại cho đến thời Bảo Đại. Năm 1947, bảo tàng Khải Định được đổi thành Tàng Cổ Viện. Đến năm 1958, Tàng Cổ Viện được gọi là Bảo Tàng Huế. Sau ngày 30/4/1975 cĩ thể gọi là nàh trưng bày cổ vật hay bảo tàng Huế. Hiện nay gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế.

Đây là một cơng trình kiến trúc bằng gỗ quí với nghệ thuật cung điện độc đáo. Tịa nhà được làm theo kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”. Cĩ tất cả 128 cột và cách trang trí nội ngoại thất vơ cùng phong phú. Trên tường gỗ của tịa nhà trang trí trên 1000 bài thơ văn bằng chữ Hán và hàng trăm hình ảnh cổ vật theo mơ típ cổ điển với những đường nét chạm trổ rất tinh tế và khảm nổi bằng những vật liệu quí giá như xương, xà cừ, đồi mồi. Đặc biệt nhất cĩ hai bài thơ của Thiệu Trị, mỗi bài 56 chữ theo kiểu “Hồi văn kiếm liên hồn”, sắp xếp theo hình bát quái, cĩ thể đọc thành 64 bài thơ thất ngơn và ngũ ngơn khác nhau. Trước đây cĩ hơn 10.000 hiện vật được trưng bày nhưng đã bị thất lạc và mất mát nhiều.

Tịa nhà này là tịa nhà kép gồm bộ mái của nhà trước và nhà sau liên kết nhau chặt chẽ. Cách này cịn gọi là chính doanh – tiền doanh, tiền điện – hậu điện. Nàh trước cĩ 7 gian với 8 bộ, hai bên cĩ hai chái đơn. Nhà sau chỉ cĩ 5 gian với 6 bộ, hai bên cĩ hai chái kép.

Chung quanh tịa nhà là cửa bảng khoa lồng kính thu ánh sáng tự nhiên. Điện cĩ nền cao để tránh lụtm mái làm thấp để tránh giĩ bão. Các nàh kiến trúc xưa đã khéo léo tạo ra ảo giác chiều cao: cắt phần mái che bao xung

quanh ra làm 3 tầng, tầng giữa là hàng cổ diêm để trang trí. Chuốt nhỏ các cột hiên đứng xuống mặt sân chứ khơng tựa lên nền. Trang trí hình lưỡng long tranh châu và hình hồi long ở hai đầu trong tư thế muốn bay bổng lên khơng trung. Mái ở đây thẳng khơng cong lên như chùa ở miền Bắc. Trên sân dưới mái hiên trước tịa nàh cĩ trưng bày khoảng 20 hiên vật bằng đá và kim loại gồm bia đá, súng thần cơng, tượng quan, vạc đồng, chuơng đồng. Nội thất cĩ chừng 30 hiện vật được trưng bày thành 6 khu trưng bày bao gồm: Bộ (chiên) biên chung dùng để tế giao (1846); Hộc, đấu là những đơn vị đo lường lúa gạo; súng điểu thương (TK XVII – XIX); Đồ tự khí bằng đồng; áo vua, án thư của vua Tự Đức; Long Sàn; Sập Gụ; Đầu Hồ; Bình Phong; Qủa cầu chạm cửu long; chậu sứ; bộ dụng cụ uống rượu hình lồng đèn: ấm chén bằng ngà voi của vua Đồng Khánh ( 1885- 1889); gương soi bằng đồng; bàn ủi đồng; lị đồng; vá múc, áo, ủng, hài của vua và hồng hậu; bát bảo binh khí, đồ pháp lam… Ngịai những hiện vật đu7ọc trưng bày, bảo tàng cịn cĩ hàng ngàn đồ sứ men lam, đây là đồ sứ làm bằng đất nung do triều đình Huế đặt làm ở các lị gốm sứ bên Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là bảo tàng cịn hơn 80 hiện vật Chàm sưu tập được tại Quảng Trị và mang ra từ Trà Kiệu sau những cuộc khảo cổ năm 1927.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa:

Nằm gĩc đường Trưng Nữ Vương và đường 2/9, Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915 theo mơtíp Chămpa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn đơng bác cổ Pháp. Hầu hết các tác phẩm Chămpa được trưng bày tại đây đều cĩ nguồn gốc xuất xứ từ Quãng Nam, Quãng Ngãi, Quãng Bình, Quãng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Kontum. Đây là những tác phẩm nguyên bản thể hiện trên chất liệu sa thạch, đất nung và đồng cĩ niên đại từ thế kỷ thứ VII đế thế kỷ XV, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau và cĩ tính nối tiếp theo lịch đại như phong cách Mỹ Sơn E1, Đồng Dương, Chánh Lộ, Tháp Mẫm. Trong bảo tàng cĩ các lọai hình điêu khắc như : tượng, đài thờ và vật trang trí. Các tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kỳ Vê Đa như thần Sấm sét Indra, thần Siva, thần Brama, thần Skanda, thần Genesa, Laksmi, Sarasvati, Uma, tượng vũ nữ Apsara, thần hộ pháp… Tất cả đều thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn minh Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.

Bảo tàng luơn được đầu tư nâng cấp và bổ sung thêm các hiện vật mới được phát hiện.

Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng:

Tiền thân của Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào ngày 02/09/1975; đến ngày 18/10/1986 được đổi tên là Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi

chia các tỉnh thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Thư viện được mang tên là Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng cho đến ngày hơm nay. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện là chọn lọc, thu thập, bổ sung và tàng trữ các loại hình tài liệu, các xuất bản phẩm trong và ngồi nước về các nàgnh khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn ngiệp vụ cho các thư viện quận, huyện của thành phố. Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện các ngành trong thành phố khi cĩ yêu cầu. Thư viện cĩ 120.000 bản sách thuộc nhiều ngành khoa học, ngơn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nga…, 180 loại báo và tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngồi. Ngịai ra cịn cĩ các loại tài liệu khác như: tranh, ảnh, nhạc, bản đồ, đĩa, băng từ, CD-ROM…

Bảo Tàng Đà Nẵng:

Địa chỉ: 24 phố Lê Duẩn – Đà Nẵng. Bảo tàng thành phố được đặt trong tồ nhà ba tầng rộng rãi, khang trang, trước đĩ là thư viện của UBKH – KT tỉnh. Bảo tàng được trưng bày theo 5 chuyên đề ớn: văn hĩa các dân tộc miền núi, nền văn hĩa Sa Huỳnh, cịn lại ở Quảng Nam – Đà Nẵng; những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chàm phát hiện sau 1975, những di tích chiến tranh trong thời kỳ chống Mỹ, giới thiệu lịch sử cận đại từ trước 1930 – 1975 của địa phương.

__________________

Một phần của tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w