II. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI
2. Xu hướng điều chỉnh cơ cấu vùng
Ở Nhật Bản có tới 26 trung tâm công nghệ được thành lập trên khắp đất nước. Các trung tâm này là nền tảng công nghệ địa phương, nó tạo ra sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của các vùng ven biển Thái Bình Dương do tận dụng được nhiều lợi thế từ chính sách phát triển kinh tế hướng ngoại của chính phủ. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XX, phát triển kinh tế vùng ven Thái Bình Dương tỏ ra kém hiệu quả: Các thành phố ven biển ních đầy các nhà máy, xí nghiệp, từ các tập đoàn công ty lớn cho đến các xí nghiệp nhỏ, dân cư tăng lên nhanh chóng, các dịch vụ bị tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, giá đất tăng cao, chi phí lao động tăng và nền kinh tế bong bóng xuất hiện. Rất nhiều công ty đã chuyển dịch vụ hoạt động sản xuất của mình về các vùng nông thôn, tuy nhiên do chính sách của chính phủ thiếu đồng nhất, sự chuyển dịch này chỉ mang tính sản xuất tự túc, khép kín, chưa thúc đẩy mạnh được kinh tế các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phát triển.
Trong những năm tới đây, mục tiêu điều chỉnh phát triển vùng kinh tế ở Nhật Bản được chính phủ xác định trong Kế hoạch Phát triển tổng
thể Quốc gia lần thứ 5 (1998 - 2015) là: bảo đảm phát huy tính đặc thù của từng vùng, tạo ra sự phát triển đa dạng, hài hòa của cả nền kinh tế với môi trường thiên nhiên, đẩy mạnh mở cửa hội nhập quốc tế. Nhằm đảm bảo mục tiêu trên, phát triển vùng trong 15 năm tới sẽ được triển khai theo những định hướng chính sau:
a. Hình thành những vùng dân cư có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng
Việc hình thành cộng đồng dân cư gắn liền với những điều kiện tự nhiên phong phú là một trong những vấn đề hàng đầu của việc hình thành lối sống mới thế kỷ XXI. Những vùng này bao gồm thị trấn vừa và nhỏ, những làng xã nông thôn ở những vùng núi và cao nguyên. Sự hợp tác hơn nữa trong và giữa các vùng sẽ cho phép các vùng này phát triển như là những vùng dân cư tự chủ với môi trường sống tự nhiên phong phú trong đó có mọi người sống cuộc sống thôn quê đầy đủ tiện nghi và với hệ thống dịch vụ đô thị thuận tiện.
Các vùng dân cư trên đây với những thị trấn vừa và nhỏ có chức năng như là những trung tâm và được bao quanh bởi các làng xã. Các thị trấn này sẽ cung cấp cho các làng xã xung quanh các dịch vụ y tế và thuốc thang, các cơ sở vật chất cho giáo dục và văn hoá và các dịch vụ đô thị khác bao gồm cả các dịch vụ đối với người tiêu dùng cũng như tạo các việc làm cho cư dân. Việc nâng cao chất lượng sống và việc làm trong các vùng dân cư này được đảm bảo bởi các biện pháp như: hình thành hệ thống công nghiệp mới dựa vào các ngành nông nghiệp, rừng và hải sản và việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tự nhiên trong vùng.
Việc phát triển những ngành công nghiệp mới sẽ không phụ thuộc vào vị trí địa lý nhờ có việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và nâng cao điều kiện sống và cơ sở hạ tầng trong vùng cũng như việc bảo vệ và
Bên cạnh các giải pháp trên, việc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải nhằm tăng cường sự hợp tác, trao đổi giữa các vùng này với các thành phố lớn được chú trọng. Thông qua sự giao lưu, hợp tác trên các vùng này có thể đem lại cho cư dân các dịch vụ văn hoá và y tế hiện đại của thành phố, tạo cho mọi người thích nghi với lối sống "đa nơi" ("multi - habitation" lifestyle) và lựa chọn cách thức "làm việc từ xa" (teleworking). Tập trung xây dựng các vùng không chỉ phát triển về kinh tế mà còn thành những vùng thắng cảnh quốc tế.
b. Cải tạo vùng đô thị
Vùng đô thị đã phát sinh hàng loạt vấn đề do sự quá tải về dân số và sự tập trung quá mức các chức năng hoạt động, đặc biệt là của các thành phố lớn. Các đô thị này sẽ được cải tạo thành nơi con người có thể sống đầy đủ và hoàn toàn tiện nghi, nơi mà mọi phương diện, nỗ lực của mọi người đều được đảm bảo và phát triển. Đồng thời các đô thị này cũng sẽ đóng góp một phần hết sức đáng kể vào sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Để có thể cải tạo đô thị thành những đô thị hiện đại, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến sự lãng phí thời gian lớn trên đường đi làm, nạn ùn tắc giao thông, tái quy hoạch và sử dụng một cách triệt để những nơi có nhà cũ chật chội, hình thành những trung tâm cứu trợ thiên tai, cải tạo những khu đô thị, chú trọng đến môi trường tự nhiên ở những vùng đô thị. Đồng thời phân cấp một số chức năng nhất định của các khu trung tâm cho những nơi khác trong vùng. Sử dụng một cách có hiệu quả những khu đất đai còn ít sử dụng.
Mặt khác, để đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu xã hội và những chuyển biến trong phân công lao động quốc tế, sẽ tập trung củng cố và phát triển hơn nữa những công nghệ hiện đại và những kỹ năng lao
động tiên tiến được tích luỹ từ các hoạt động của các khu công nghiệp, phát huy những lợi thế của các cơ sở vật chất ở các đô thị, thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp và các hình thức sản xuất kinh doanh mới ở các vùng này.
Đồng thời với việc đổi mới, hoàn thiện các chức năng hoạt động của các đô thị và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp, hình thành các "vùng thành phố trọng điểm" trong toàn nước Nhật như là các trung tâm với các chức năng đô thị hiện đại và như là các khu vực giao lưu quốc tế thuận tiện.
"Vùng thành phố trọng điểm" trên bao gồm vùng 3 đô thị lớn, các thành phố trục (hub cities) hoạt động như là các trung tâm cấp tỉnh và các thành phố trục cấp huyện, phủ (prefectual hub cities). Các thành phố trọng điểm này sẽ được phân định vai trò và các chức năng hoạt động, tiến hành hợp tác đa phương để giảm tải cho các vùng đô thị và đóng góp vào việc cải tạo các vùng đô thị này.
c. Hình thành các hành lang hợp tác vùng
Các thành phố hoặc khu tự trị (municipality) với những đặc thù riêng sẽ tiến hành hợp tác trên phạm vi rộng vượt ra khỏi ranh giới hành chính tỉnh thành, hình thành nên những liên vùng năng động và tự chủ. "Các hành lang hợp tác vùng" này sẽ được hình thành trên toàn nước Nhật.
Trong các hành lang hợp tác vùng, mỗi thành phố (khu) tự trị sẽ phân bổ các nguồn tài nguyên và phát huy những lợi thế của mình trên phạm vi rộng, vai trò vị thế của từng vùng cũng được phân định trong quá trình hợp tác giữa các vùng.
Cơ sở hạ tầng về giao thông, thông tin liên lạc trong hành lang hợp tác vùng sẽ được hình thành trên cơ sở trao đổi hợp tác nguồn nhân lực,
thông tin và nguyên vật liệu. Các hoạt động văn hoá, công nghiệp và các hoạt động khác được mở ra trên một diện rộng và vượt khỏi phạm vi của cuộc sống thường ngày, đem lại cho mọi người sự thuận tiện hơn trong cuộc sống của họ. Sự hợp tác liên vùng sẽ thúc đẩy sự phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả các cơ sở vật chất trong các vùng, các hoạt động du lịch, những ngành công nghiệp mới cũng được khuyến khích phát triển, các cộng đồng dân cư theo vùng sẽ được hình thành. Hành lang hợp tác vùng sẽ tạo nên những địa bàn trong đó mỗi vùng với những khác biệt về văn hoá và lịch sử có thể hợp tác và định hướng sự hợp tác đó trên cơ sở phát huy lợi thế và bản sắc của vùng, tạo ra sự phát triển vùng một cách độc lập và năng động.
d. Hình thành khu vực hợp tác quốc tế trên quy mô lớn
- Sự hình thành khu vực hợp tác quốc tế trên quy mô lớn trong nhiều vùng của nước Nhật cho phép các vùng này có thể tồn tại được từ cạnh tranh vùng và thúc đẩy sự hợp tác liên vùng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Những khu vực tay sẽ hoạt động độc lập với các thành phố như Tokyo và hình thành quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế gắn liền với việc phát huy quyền tự chủ của các khu vực đó.
Khu vực hợp tác quốc tế trên quy mô lớn sẽ có cơ sở hạ tầng tầm cỡ quốc tế. Với những đặc trưng nhất định về địa lý, về hiện trạng kinh tế xã hội, khu vực này sẽ lớn hơn một chút so với các khối vùng (regional blocks) và sẽ hình thành xung quanh các khu vực thành phố trọng điểm dựa trên hợp tác liên vùng.
Trong những khu vực này, một số lượng lớn các cơ sở vật chất sẽ được hình thành và sử dụng vào các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt là những cơ sở hạ tầng về giao thông như: sân bay, bến cảng thuận tiện cho việc thông thương với các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương cũng như các cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc. Hơn nữa, mọi người cũng
được khuyến khích phát triển các khả năng cần thiết cho giao lưu, hợp tác quốc tế. Kết quả là, ngày càng có nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, khoa học, văn hoá, thể thao và du lịch. Thông qua các hoạt động hợp tác trên, mỗi vùng sẽ phát triển trong môi trường sống và làm việc có tính quốc tế và có sức hấp dẫn mà người dân ở đây có thể tự hào.
Sự hình thành khu vực hợp tác quy mô lớn sẽ thúc đẩy sự hình thành một cơ cấu kinh tế vùng năng động mới của Nhật Bản và sẽ là cơ sở cho việc tạo dựng một quốc gia mở đối với quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế.
Các chiến lược như đã trình bày trên sẽ thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch Phát triển tổng thể - những định hướng lớn cho thế kỷ XXI. Việc hình thành các vùng dân cư phong phú về điều kiện tự nhiên sẽ thúc đẩy các mối liên kết vùng ngoài những vùng đô thị bao gồm cả ở khu vực Thái Bình Dương, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của vùng, tăng cường đóng góp đối với việc bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là những vùng có sức hấp dẫn mà người dân có thể tự hào được hình thành trên khắp đất nước và cơ cấu vùng tối ưu về các mặt kinh tế - xã hội sẽ được hình thành.
Mặt khác, cuộc cải cách các vùng đô thị sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sự quá tải dân số ở những vùng này, bao gồm cả ở Tokyo. Một môi trường sống đầy đủ tiện nghi sẽ được đảm bảo bởi các dịch vụ đô thị hiện đại nhất. Cơ cấu công nghiệp sẽ được thay đổi và vùng vành đai Thái Bình Dương và những vùng phụ cận sẽ phát triển thành vùng trục quốc gia phía Tây Nhật Bản. Việc hình thành vùng các thành phố trọng điểm sẽ góp phần biến đổi cơ cấu giữa các thành phố theo kiểu kim tự tháp với đỉnh chóp là thành Phố Tokyo thành cơ cấu mạng phẳng giữa các thành phố lớn, nhỏ và các thị trấn.
Việc tạo ra các hành lang hợp tác vùng sẽ làm tăng thêm sức sống cho các cộng đồng dân cư trong các vùng. Hành lang hợp tác đa phương vùng sẽ tạo thành bốn vùng trục quốc gia.
Hơn nữa, việc tạo ra các khu vực hợp tác quốc tế trên toàn nước Nhật sẽ làm tăng một cách đáng kể các cơ hội giao lưu có tính toàn cầu. Kết quả là mọi miền của nước Nhật cũng sẽ được mở cửa ra với thế giới và các vùng trục quốc gia cũng thể hiện được những đặc tính quốc tế hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Các định hướng phát triển chung trên sẽ được vận dụng cụ thể hoá vào các vùng kinh tế. Trong những năm tới đây Nhật Bản chú trọng vào phát triển hình thành 10 vùng kinh tế như sau: Hokkaido, Tohoku; Kanto, Chuba, Hokuriku, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okinawa*.
Nhìn chung, các vùng kinh tế trọng điểm trên đều đã đạt đến trình độ công nghiệp hoá, là những vùng tập trung nhiều các đô thị - thành phố hiện đại, có cơ sở hạ tầng đạt chất lượng cao, các trung tâm công nghiệp và các nhà máy, xí nghiệp đủ mọi quy mô kích cỡ. Mỗi khu vực đều chứa đựng một số ngành kinh tế quan trọng. Chẳng hạn vùng Hokkaido là vùng tích trữ chiến lược nguồn tài nguyên sẵn có và nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu; vùng Kanto là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp hiện đại nhất như hàng không, vũ trụ, điện tử, ô tô, chế tạo máy chính xác...; vùng Chugoku tập trung nhiều các trung tâm nghiên cứu chất lượng cao, các ngành kinh tế tri thức. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự chuyển dịch cơ cấu sẽ diễn ra như thế nào khi tất cả các khu vực trên đều tập trung dày đặc các nhà máy công nghiệp với trình độ phát triển công nghệ đa dạng? Chính sách dịch chuyển cơ cấu vùng của chính phủ có mối liên hệ mật thiết với chiến lược hướng vào phát triển kinh tế bên trong để khắc phục tình trạng "rỗng tuột" của nền kinh tế trong thập kỷ 90. Vấn đề
* Xem thêm: Dương Phú Hiệp. Triển vọng kinh tế Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
nòng cốt là phải phát triển công nghệ địa phương thay vì việc nhập khẩu công nghệ và việc các công ty Nhật Bản đổ xô ra tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Trong tương lai, Tokyo và một số khu vực phụ cận sẽ phát triển theo mô hình giàu - sạch - đẹp - văn hoá đặc sắc - hài hoà với thiên nhiên. Kế hoạch phát triển kinh tế vùng sẽ thúc đẩy mạnh chuyển hướng từ phát triển đơn cực sang phát triển đa cực, từ phát triển theo chiều dọc chuyển sang phát triển theo chiều ngang và chiều sâu. Chính phủ đã phân theo từng trình độ phát triển của khu vực để đề ra những chính sách phát triển hợp lý. Nhìn chung, sự phân loại này là theo thứ tự như sau: (1) Khu vực đã công nghiệp hoá; (2) Khu vực vành đai Thái Bình Dương; (3) Khu vực đang phát triển; (4) Các khu vực khác. Ở khu vực (1) và (2), các thành phố hiện đại sẽ tiếp tục là nơi tiếp nhận các thế hệ công nghệ cao, phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn, ủng hộ việc dịch chuyển các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ trung bình thấp và gây ô nhiễm về các tỉnh, và hiện đại hoá, các cơ sở công nghiệp hiện có. Các thành phố công nghiệp này sẽ tiếp tục trở thành hạt nhân cho sự phát triển của các khu vực khác. Chính phủ cũng có dự tính phát triển các dự án trẻ hoá khu đô thị thế kỷ XXI với mục đích xây dựng những khu đô thị với những khả năng tái sử dụng các chất thải tổng hợp đã qua xử lý, xây dựng các khu đô thị có cấu trúc an toàn chống chọi được với thiên tai, xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông quốc tế để giải quyết tắc nghẽn giao thông, xây dựng các công viên vành đai và các tuyến đường thông thoáng, áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để cải tạo các trung tâm đô thị và các khu nhà ở đã cũ nát. Dự án phát triển này sẽ tạo cho các khu vực công nghiệp, các khu vực đô thị và thành phố lớn của Nhật Bản một sự phát triển năng động, hiệu quả, công suất và không ô nhiễm.
Ở khu vực (3) và (4), chính phủ đang có kế hoạch nâng cao tính