II. NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG
3. Sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành
Khi xem xét sự thay đổi cơ cấu ngành của một nền kinh tế, chúng ta không thể không xem xét sự thay đổi về cơ cấu lao động, của các ngành trong nền kinh tế đó. Nền kinh tế Nhật Bản trong suốt những năm kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay luôn ở trong tình trạng suy thoái. Những chuyển đổi về quy mô của các ngành cũng như các công ty và các xí nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và sắp xếp lại lực lượng lao động trong cả nước. Những năm 1990 và hiện nay, người Nhật Bản đã chứng kiến hàng nghìn vụ phá sản hoặc giảm quy mô sản xuất của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. Bên cạnh đó, cũng có không ít các vụ sáp nhập hoặc thành lập các công ty và xí nghiệp mới. Tất cả những điều này đã dẫn tới một sự thay đổi hoặc chuyển dịch lao động đáng kể giữa các ngành trong nền kinh tế.
Sự thay đổi về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Nhật Bản được thể hiện trong bảng 6. Theo bảng này, tổng số người có việc làm trong toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản năm 1990 là 64,62 triệu người. Con số này tuy có tăng dần qua các năm nhưng với số lượng không lớn, và đến năm 1999 là 66,64 triệu người, tăng khoảng 2 triệu người so với năm 1990. Trong đó, số lượng người lao động tăng lên này chủ yếu được bổ sung cho khu vực tư nhân bởi vì số lượng người làm việc trong khu vực chính phủ hầu như không thay đổi, còn khu vực hộ gia đình chỉ tăng khoảng 0,2 triệu người. Hơn nữa tổng số người làm việc trong cả hai khu vực này chỉ vào khoảng từ 4 đến 6 triệu người bằng 1/10 tổng số lao động của cả nước. Do đó, sau đây chúng tôi chỉ đề cập đến sự biến động về cơ cấu lao động của các ngành trong khu vực tư nhân.
Về sự biến động của cơ cấu lao động của các ngành trong khu vực tư nhân, qua bảng 6 chúng ta có thể thấy rất rõ là xu hướng thay đổi về số lượng lao động của các ngành là khá phù hợp với sự thay đổi về tỷ trọng hoặc giá trị sản lượng của các ngành đó (như đã được đề cập đến ở trên) trong toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Đó là, số lượng lao động của khu vực I và khu vực II giảm đi còn số lượng lao động của khu vực III thì tăng lên. Theo các số liệu thống kê trong bảng 6, tổng số lao động thuộc khu vực I (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng) đã giảm dần qua các năm từ khoảng 5,7 triệu người năm 1990 còn khoảng 4,4 triệu người vào năm 1999 (giảm đi khoảng 1,3 triệu người); tổng số lao động thuộc khu vực II (bao gồm các ngành chế tạo và xây dựng) cũng giảm dần qua các năm từ khoảng 21 triệu người vào năm 1990 xuống còn khoảng 19 triệu người vào năm 1999 (giảm đi khoảng 2 triệu người). Bởi vì tổng số lao động có việc làm qua các năm đều tăng lên do đó có thể khẳng định rằng số lao động giảm đi của các khu vực I và II đã được chuyển sang khu vực III. Như vậy, cộng với số lao động tăng lên của toàn bộ nền kinh
tế là khoảng 2 triệu người (được bổ sung hoàn toàn cho khu vực III), tổng số lao động tăng lên của khu vực III trong những năm 1990 đã vào khoảng 5,3 triệu người (1,3 triệu + 2 triệu + 2 triệu). Tuy nhiên, nhận xét này chỉ đúng về mặt số lượng. Trong thực tế không nhất thiết tất cả số lao động giảm đi của khu vực I và II được chuyển sang khu vực III hoặc toàn bộ số lao động tăng lên của nền kinh tế được huy động vào làm việc trong khu vực III mà giữa các khu vực có sự luân chuyển lao động đan xen lẫn nhau phù hợp với ngành nghề, giới tính và độ tuổi... của từng người lao động. Chúng tôi mạn phép không đề cập một cách chi tiết về sự chuyển dịch này. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tổng số lao động tăng lên của khu vực III chủ yếu được phân bổ vào các ngành dịch vụ. Năm 1990 tổng số lao động trong các ngành dịch vụ là 14,7 triệu người, nhưng năm 1999 con số này là 18.3 triệu người (tăng 3,6 triệu người). Như vậy, tổng số 5,3 triệu người tăng lên của khu vực III thì có tới 3,6 triệu người (chiếm khoảng 80%) đi vào các ngành dịch vụ. Điều này một lần nữa khẳng định sự phát triển mạnh của các ngành dịch vụ ở Nhật Bản kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay. Trong đó, các ngành cung cấp dịch vụ Internet và điện thoại di động là những ngành phát triển mạnh nhất. Vấn đề này sẽ được đề cập đến một cách cụ thể hơn trong phần tiếp theo.
Bảng 6: Sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Nhật Bản, 1990 - 1999
(Đơn vị: 10.000 người)
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Khu vực tư nhân Nông nghiệp 556,8 543,9 524,5 499,2 486,8 471,5 457,5 446,7 441,0 431,2 Khai khoáng 10,0 9,7 9,4 9,1 8,8 8,5 8,2 8,1 8,0 7,8 Chế tạo 1.5000,9 1.532,5 1.513,6 1.463,6 1.418,9 1.370,4 1.367,9 1.346,8 1.293,1 1.263,1 Xây dựng 626,4 638,9 661,8 679,4 691,1 698,3 706,6 711,5 688,0 684,5 Cung cấp điện, nước, khí đốt 40,4 41,0 42,0 43,1 44,0 44,8 45,1 44,8 44,6 44,4 Bán buôn, bán lẻ 1.106,6 1.120,9 1.141,0 1.159,0 1.162,0 1.179,4 1.193,0 1.204,7 1.205,6 1.206,9 Tài chính bảo hiểm 213,3 213,6 211,9 210,3 210,7 210,0 204,8 202,9 204,2 202,3 Bất động sản 94,0 97,0 97,3 96,8 97,7 98,4 97,6 97,1 97,8 98,2 Vận tải và thông tin liên lạc
363,5 366,4 373,0 381,0 379,9 391,1 399,4 397,8 394,3 395,4
Khu vực chính phủ Tổng số 360,5 361,6 362,6 364,0 364,4 363,9 363,4 361,9 359,3 357,5 Cung cấp điện, nước, khí đốt 12,7 12,8 13,0 13,1 13,3 13,4 13,5 13,5 13,5 13,5 Dịch vụ 140,9 140,6 140,0 139,3 138,7 137,7 136,8 135,6 134,4 133,4 Các cơ quan chính phủ 206,9 208,2 209,7 211,5 212,5 212,7 213,0 212,8 211,4 210,6 Khu vực hộ gia đình 118,5 122,3 127,0 131,4 135,7 139,8 143,0 143,0 143,0 143,1 Tổng cộng 6.461,8 6.583,9 6.636,8 6.664,0 6.666,8 6.672,8 6.727,4 6.770,5 6.704,3 6.664,2