Nguyên nhân của cải cách và điều chỉnh cơ cấu của các công ty tư nhân

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 122 - 125)

II. KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

1. Nguyên nhân của cải cách và điều chỉnh cơ cấu của các công ty tư nhân

nói riêng và các công ty nói chung đã và đang trở thành một yêu cầu bức thiết đối với chính phủ cũng như đối với bản thân từng công ty. Ngoài các giải pháp cải cách cơ cấu của chính phủ đối với các công ty nói chung như khuyến khích và hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty mới hình thành kinh doanh có hiệu quả, nới lỏng một số quy chế đối với các công ty này; khuyến khích các công ty chuyển từ chế độ thuê mướn suốt đời và tuyển dụng theo thâm niên sang chế độ tuyển dụng theo năng suất, hiệu quả công việc hỗ trợ các công ty đơn giản hoá cơ cấu tổ chức của mình; tạo ra sự lưu động trên thị trường lao động; cải cách chế độ thuế đối với các công ty vừa và nhỏ; hỗ trợ các công ty tiến hành thông tin hoá và tạo sự liên kết giữa sản xuất và nghiên cứu... thì bản thân các công ty tư nhân cũng phải tự tìm ra các giải pháp để đơn giản hoá cơ cấu, nâng cao hiệu quả trong quản lý và trong hoạt động kinh doanh.

1. Nguyên nhân của cải cách và điều chỉnh cơ cấu của các công ty tư nhân ty tư nhân

Bối cảnh chung của một nền kinh tế đang suy thoái với tốc độ tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các công ty, đặc biệt là đối với công ty tư nhân. Song có thể dễ dàng nhận thấy 4 nguyên nhân chủ yếu sau đã thúc ép các công ty phải tiến hành cải cách và điều chỉnh cơ cấu của mình.

a- Hiệu quả kinh doanh suy giảm và năng lực cạnh tranh suy yếu.

Nhưng vào cuối những năm 1990, trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang suy thoái thì cải cách cơ cấu không chỉ còn nghĩa là cắt giảm chi phí cố định như giảm đầu tư, giảm tuyển dụng mà còn có nghĩa là “sắp xếp tổ chức lại” các nguồn lực kinh doanh của công ty, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.

b. Áp lực của thị trường vốn.

Nếu trước đây, các công ty có thể dễ dàng vay vốn dài hạn hoặc ngắn hạn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì nay, do sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng chính “main bank”, do sự giao động của hệ thống ngân hàng bởi sự phá sản của một số ngân hàng và tổ chức tín dụng thì các công ty buộc phải chú trọng hơn vào thị trường vốn được huy động từ các cổ đông và các nhà đầu tư của thị trường chứng khoán. Lúc này các nhà đầu tư nước ngoài được coi trọng hơn với tư cách là những nhà đầu tư chính của thị trường vốn và có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành giá cả cổ phiếu trên thị trường. Các chỉ số về hiệu quả của đồng vốn đầu tư như ROA, EVA1 được các công ty coi như thước đo hiệu quả kinh doanh của mình.

c. Sự thay đổi một số luật lệ và chế độ kế toán.

Chủ trương công khai hoá thông tin và đưa chế độ kế toán đạt tới chuẩn mực quốc tế của chính phủ đã buộc các công ty phải thay đổi hệ thống kế toán của mình cho phù hợp như chuyển từ “chế độ kế toán đơn lẻ” sang “chế độ kế toán tập trung”, áp dụng rộng rãi chế độ chuyển giao cổ phần và chuyển đổi cổ phần...

d. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin phát triển không chỉ làm tăng hiệu quả thông tin nội bộ mà còn làm tăng khả năng thông tin giữa các công ty. Điều này

vừa góp phần làm giảm chi phí thông lin liên lạc, vừa rút ngắn thời gian và làm tăng khả năng tiếp cận thị trường của các công ty.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w