Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 30 - 35)

II. NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG

2.Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành

Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành trong nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 được thể hiện trong bảng 5. Qua bảng này ta có thể thấy tổng thu nhập quốc nội của Nhật Bản (GDP), chủ yếu là đóng góp của khu vực tư nhân, đã tăng từ 455 .223 tỷ Yên năm 1990 lên 533.949,6 tỷ Yên năm 1999. Tính trung bình tốc độ tăng GDP danh nghĩa của Nhật Bản trong giai đoạn này là l,7%/năm. Tuy nhiên, nếu tính theo GDP thực tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn này chỉ ở mức 0,9% và đặc biệt là trong hai năm 1998 và 1999 tốc độ tăng trưởng là các con số âm (-0,4% và -2,2% tương ứng)7. Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ vào đầu những năm 1990 đến nay, Nhật Bản đã và vẫn đang phải đương đầu với một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng, sản lượng của hầu hết các ngành thuộc khu vực I và khu vực II đều giảm qua các năm. Phần tăng lên trong GDP chủ yếu là do sự tăng sản 1ượng của các ngành thuộc khu vực III của nền kinh tế.

Theo bảng 5, trong khu vực I, giá trị sản lượng của các ngành nông, lâm ngư nghiệp đã giảm liên tục qua các năm, từ 10.916,3 tỷ Yên năm 1990 xuống 7.624,6 tỷ Yên năm 1999. Sản lượng của ngành khai khoáng cũng giảm từ 1.121,2 tỷ Yên năm 1990 xuống 670,9 tỷ Yên năm 1999. Trong khu vực II, tổng sản lượng của các ngành chế tạo tuy biến

Bảng 5: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng các ngành trong nền kinh tế Nhật Bản theo giá hiện hành, 1990 - 1999

(Tỷ Yên)

Khu vực tư nhân Tổng cộng 414.659,2 443.433,1 455.666,7 457.042,6 461.336,7 467.321,6 477.837,9 489.773,7 484.204,2 478.221,6 Nông, lâm, ngư nghiệp 10.916,3 10.839,2 10.613,6 9.779,0 10.232,9 9.345,7 9.371,6 8.362,9 8.250,7 7.624,6 Khai khoáng 1.121,2 1.101,5 1.067,6 960,1 863,8 860,7 866,8 809,8 742,5 670,9 Chế tạo 117.315,5 124.507,6 123.193,0 117.007,5 112.834,0 114.668,7 117.219,5 119.416,7 113.472,2 110.489,7 Xây dựng 43.405,9 44.944,7 44.988,8 45.393,0 44.044,1 40.841,2 40.964,8 41.300,8 39.739,9 38.891,1 Cung cấp điện, khí ga và nước 11.232,4 11.979,1 12.362,6 12.566,1 13.088,6 13.329,3 13.583,8 14.185,1 14.543,1 14.560,6 Bán buôn và bán lẻ 58.324,3 65.903,6 69.350,4 70.189,3 72.660,4 75.788,3 77.588,7 80.629,7 77.381,6 73.978,2 Tài chính và bảo hiểm 25.532,6 26.452,0 26.695,4 26.111,0 28.846,4 29.360,9 28.943,3 30.243,9 29.315,5 31.993,7 Bất động sản 46.765,7 49.676,1 53.069,4 26.111,0 28.846,4 29.360,9 28.943,3 30.243,9 29.315,5 31.993,7 Vận tải và thông tin liên lạc 29.090,4 31.283,3 32.213,9 32.853,7 33.735,6 35.264,2 35.161,5 35.463,8 34.652,3 34.423,1

Khu vực chính phủ Tổng cộng 33.912,5 35.773,7 37.433,6 38.849,9 40.078,5 41.555,1 42.890,4 44.083,7 45.176,9 45.907,5 Cung cấp điện, khí ga và nước 2.833,2 3.013,5 3.193,5 3.386,1 3.572,8 3.760,4 3.949,4 4.144,9 4.369,2 4.638,5 Dịch vụ 11.283,4 11.859,1 12.329,2 12.703,9 12.968,4 13.356,4 13.711,4 13.987,1 14.203,6 14.125,9 Chính phủ 19.795,9 20.901,1 21.911,0 22.759,9 25.537,3 24.438,3 25.229,6 25.951,8 26.604,0 27.143,2 Khu vực hộ gia đình Tổng cộng 6.651,3 7.068,0 7.584,1 8.202,4 8.542,8 8.885,1 9.151,2 9.330,8 10.094,5 9.820,5 Giáo dục 3.340,7 3.554,9 3.810,6 3.975,6 4.187,2 4.389,8 4.548,9 4.638,2 4.669,9 4.552,4 Các hoạt động khác 3.310,6 3.513,1 3.773,4 4.226,8 4.355,5 4.495,3 4.602,3 4.692,6 5.424,6 5.268,1 Tổng cộng (GDP) 455.223,0 486.274,8 500.684,4 504.094,8 509.957,9 517.761,9 529.879,4 543.188,3 537.475,6 533.949,6

động không đáng kể, luôn giữ ở mức trên dưới 110.000 tỷ Yên trong suốt những năm 1990, nhưng vẫn nằm trong xu hướng giảm đi. Nếu tính cả ngành xây dựng thì tổng giá trị sản lượng của các ngành thuộc khu vực II cũng giảm rõ rệt qua các năm.

Theo các số liệu của bảng 5 ta có thể tính được đóng góp của các khu vực vào GDP của Nhật Bản qua các năm tương ứng như sau: Năm 1990, đóng góp của khu vực I là 12.037,5 tỷ Yên, của khu vực II là 160.721,4 tỷ Yên, và của khu vực III là 282.464,3 tỷ Yên. Các con số tương ứng của năm 1999 là 8.295,5 tỷ Yên, 149.380,8 tỷ Yên, và 320.545,3 tỷ Yên. Như vậy, mặc dù về giá trị tuyệt đối GDP năm 1999 tăng so với năm 1990 là 78.726,6 tỷ Yên, song đóng góp của khu vực I và khu vực II trong nền kinh tế không chỉ giảm đi về tỷ trọng (hay giá trị tương đối như đã đề cập đến ở trên) mà còn giảm đi cả về giá trị tuyệt đối. Trong khi đó, đóng góp của khu vực III đã tăng lên cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối. Qua các số liệu về giá trị tuyệt đối này chúng ta càng thấy rõ sự chuyển dịch một cách sâu sắc trong cơ cấu các ngành của nền kinh tế Nhật Bản theo hướng tăng cường vai trò và đóng góp của các ngành thuộc khu vực III.

Trong khu vực III của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị của các ngành dịch vụ là lớn nhất và cũng tăng nhanh nhất so với các ngành khác kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay. Các ngành này bao gồm một số dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ cung cấp phần mềm lập trình và phần mềm máy vi tính, dịch vụ khách sạn, dịch vụ cho thuê hàng, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ sửa chữa ô tô và máy móc, và hàng loạt các dịch vụ cá nhân khác. Năm 1990 giá trị của các ngành dịch vụ là 70.955,1 tỷ Yên. Con số này đã liên tục tăng lên qua các năm và đến năm 1999 đạt con số 100.460 tỷ Yên (bảng 5), tăng gần 30% trong vòng một thập kỷ. Ngành đứng vị trí thứ hai trong khu vực III là ngành thương mại (kể cả bán buôn

và bán lẻ). Giá trị sản lượng của ngành này năm 1990 là 58.324,3 tỷ Yên. Con số này đã tăng liên tục qua các năm cho đến năm 1997 đạt con số cực đại là 80.629,7 tỷ Yên, sau đó giảm đi vào các năm 1998 và 1999. Ngành có giá trị sản lượng đứng thứ 3 trong khu vực III là ngành bất động sản. Tuy nhiên, giá trị của ngành này đã giảm đặc biệt mạnh trong những năm đầu thập kỷ 90, đặc biệt là năm 1993 so với năm 1992 đã giảm tới 50% (từ 53.069,4 tỷ Yên còn 26.111 tỷ Yên). Điều này phản ánh thực tế của sự giảm giá đất đai và bất động sản khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ ở Nhật Bản vào đầu thập kỷ 90. Những năm sau đó, giá trị của ngành bất động sản tuy có tăng nhưng không đáng kể và đến năm 1999 cũng chỉ đạt con số 31.993,7 tỷ Yên ( bằng khoảng 60% con số của năm 1992). Tiếp theo là giá trị sản lượng của các ngành vận tải và thông tin liên lạc cũng tăng dần qua các năm nhưng mức độ tăng không lớn, và kể từ giữa thập kỷ 90 đến nay dường như biến động không đáng kể (chi tiết xem bảng 5).

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 30 - 35)