Sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh mới

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 41 - 56)

III. NHỮNG THAY ĐỔI CƠ CẤU TRONG NỘI BỘ MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ

1. Sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh mới

Có thể nói rằng sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh mới có triển vọng là một trong những sự chuyển dịch cơ cấu ngành dễ thấy nhất ở bất cứ nền kinh tế nào. Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản nói chung vẫn ở trong tình trạng suy thoái và trì trệ, song sự khởi sắc của một số ngành nghề mới đã thực sự có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và đem lại sự lạc quan cho người Nhật Bản triển vọng về một tương lai tươi sáng. Những ngành nghề mới mà chúng tôi đề cập đến ở đây là xét trên phương diện vi mô (hay trong một phạm vi hẹp). Đó là những ngành được nảy sinh ra từ chính những khu vực hay những ngành lớn (xét trên phương diện vĩ mô) như đã đề cập đến ở phần II.

a. Những thay đổi trong ngành thông tin liên lạc

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật thông tin và các phương tiện thông tin hiện đại, ngành thông tin liên lạc của Nhật Bản

đứng trước những đòi hỏi phải theo kịp với những biến đổi từng ngày từng giờ trên thế giới, đã có những thay đổi rất đáng khích lệ.

Trước hết phải kể đến một trong những thay đổi lớn trong ngành

thông lin riên lạc trong những năm gần đây là sự phát triển mạnh về số lượng và sự nâng cấp về chất lượng của hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân (PHS). Dịch vụ trong lĩnh vực này hiện nay đang phát triển rất nhanh chóng với sự ra đời của các loại điện thoại di động như điện thoại cầm tay, điện thoại trên xe ô tô, các dịch vụ làm tăng giá trị phục vụ của điện thoại như fax, dịch vụ báo điện thoại, dịch vụ chuyển tiếp điện thoại v.v...

Từ tháng 7 năm 1995 dịch vụ PHS đã đi vào hoạt động. Đây là loại điện thoại vô tuyến sử dụng kỹ thuật số tương tự như máy con của máy điện thoại hữu tuyến trong gia đình nhưng lại có thể mang theo người. So với điện thoại cầm tay thông thường và điện thoại trên xe ô tô thì pin dùng cho PHS gọn nhẹ hơn dò sóng tín hiệu yếu hơn, cước phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Mặc dù vẫn có một số nhược điểm như không sử dụng được khi di chuyển với tốc độ cao, vùng phủ sóng còn hẹp, nhưng PHS vẫn có thể thoả mãn nhu cầu sử dụng trong phạm vi sinh hoạt bình thường.

Số lượng người sử dụng điện thoại di động đến cuối tháng 3 năm 1995 là 4,33 triệu người, nhưng chỉ trong 6 tháng tiếp theo đã có thêm 2,3 triệu người. Đặc biệt ngay sau khi PHS ra đời trong tháng 8 - 1995, số lượng người đăng ký sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản đã đạt con số kỷ lục. Hiên tượng này được gọi là “hiệu ứng PHS”. Nhờ có tính năng gọn nhẹ, tiện lợi và chi phí thấp nên PHS đã trở thành động lực chính làm tăng sức mua điện thoại di động ở Nhật Bản. Tính đến cuối tháng 11 năm 1996, số lượng người đăng ký sử dụng PHS, điện thoại cầm tay và điện thoại trên xe ô tô đã lên đến 21,53 triệu người chiếm 1/6 dân số Nhật Bản.

Điều này có nghĩa là cứ 6 người Nhật thì có một người sử dụng điện thoại di động. Những ai đến Nhật Bản vào những năm cuối của thập kỷ 90 đều có thể nhận thấy điều này. Cho dù ở công sở, nhà ga, trên tàu điện ngầm, hay các cửa hàng cửa hiệu, đâu đâu cũng có thể gặp người đang sử dụng điện thoại diđộng, kể cả sinh viên và học sinh phổ thông.

Có lẽ chính do sự phát triển rất nhanh chóng này mà kế hoạch đầu tư của các công ty thuộc lĩnh vực thông tin di động như điện thoại cầm tay, máy nhắn tin, PHS đã vượt khỏi dự tính ban đầu. Và cùng với sự phổ biến của các phương tiện thông tin đã ra đời nhiều loại dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiếp điện thoại, dịch vụ chuyển đổi thông tin từ máy fax sang thư điện tử.v.v.. Các dịch vụ này đã được đánh giá cao bởi các nhà kinh doanh, đặc biệt là những người thường phải đi công tác xa.

Thứ hai, tiếp theo PHS, điều kỳ diệu mới nhất trong lĩnh vực thông tin liên lạc của Nhật Bản trong mấy năm gần đây là sự ra đời và phát triển của loại điện thoại di động có thể truy cập Internet (I-mode) của công ty Docomo. Đây là loại điện thoại di động có màn hình màu và có thể thực hiện một số chức năng khác như truy cập Internet, gửi thư điện tử và trò chơi điện tử.v.v…

Docomo ra đời vào một thời điểm quan trọng khi thị phần của Nhật Bản về xuất khẩu trên thế giới đang giảm xuống. Những hãng sản xuất thuộc vào hàng tinh tuý như Sony và Honda đang chuyển các nhà máy của họ ra nước ngoài, khiến nền kinh tế trong nước ngày càng phụ thuộc vào các nông trang đang suy yếu, các dịch vụ ăn uống và các công ty xây dựng. Sau hơn một thập kỷ suy thoái, Nhật Bản đã bị tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của I-mode, người ta cho rằng “Nhật Bản sẽ sớm trở lại những ngày huy hoàng khi hàng xuất khẩu của họ tràn ngập trên thế giới”8.

Trước đó không ai nghĩ rằng Docomo lại có thể lớn mạnh một cách nhanh chóng đến như vậy vì nó vốn là một chi nhánh của Công ty Điện tín và Điện thoại Nhật Bản (NTT). Có thể nói rằng sự ra đời và thành công của Docomo là một sự tình cờ, một đứa con doanh nghiệp bị bỏ rơi của công ty điện thoại độc quyền NTT. Để hiểu rõ hơn về Docomo, sau đây chúng tôi xin điểm lại đôi nét về sự ra đời và phát triển của công ty này.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã có cố gắng thiết lập 4 hoặc 5 công ty cạnh tranh trong mỗi ngành chủ chốt. Song trong ngành điện thoại, chỉ có một công ty độc quyền có thể tự đề ra quy chế cho nó hoạt động, đó là NTT. Và do đó, NTT đã trở nên đồng nghĩa với giá cả cao cố định và dịch vụ tồi. Danh tiếng của công ty này cũng chẳng thay đổi bao nhiêu khi Chính phủ Nhật Bản quyết định mở cửa ngành này vào đầu những năm 1990. Năm 1992, NTT đưa một số viên chức sang phụ trách Docomo (một chi nhánh của họ) với mục tiêu tham gia thị trường mới về điện thoại không dây, còn công ty mẹ đứng sang một bên. Theo GS. Mariko Sakakibara, tác giả cuốn “Liệu Nhật Bản

có thể cạnh tranh?”, thì “NTT đã cho phép Docomo độc lập và khi đó

điều này là rất bình thường. NTT không đánh giá hết tiềm năng của thông tin di động, và họ hầu như chẳng biết gì về điện loại di động. Mà nếu họ muốn can thiệp thì càng chẳng biết làm thế nào”.

Do vậy, các nhà lãnh đạo ban đầu của Docomo không chói sáng như những nhà doanh nghiệp huyền thoại đã từng chống lại cả hệ thống của Nhật Bản và liều mạng với nguy cơ phá sản để tạo lập nên cơ nghiệp của mình như các nhà lãnh đạo của Sony và Honda. Những gương mặt nổi bật của Docomo như Giám đốc Keiji Tachikawa đến từ NTT chẳng bao giờ biết liều mạng, nhưng họ có được quyền tự do và sự thông minh để tuyển dụng các tài năng từ lĩnh vực tin học và các lĩnh vực khác bên

ngoài NTT. Những nhân viên này đã cung cấp những bộ óc đầy sáng tạo mà dường như đã tách Docomo khỏi những công nghệ kém hứa hẹn hơn của Nhật Bản, và tạo ra sản phẩm ăn khách nhất của mình.

Năm 1999, Docomo đã cho ra đời dịch vụ điện thoại Intemet đầu tiên trên thế giới (I-mode), với một số chức năng mới như đã kể trên. Ngay lập tức nó đã hấp dẫn người tiêu dùng Nhật Bản, đặc biệt là giới trẻ. Hiện nay mỗi ngày Docomo có tới 32.500 khách hàng. Theo ý kiến của một học giả Nhật Bản, bà Sakakibara: I-mode là một thiết bị thực sự tuyệt vời, một sáng tạo miễn chê giúp cho điện thoại di động cũng có thể liên lạc Internet. . . Những gì Docomo đạt được thậm chí còn có ý nghĩa lớn hơn9.

Tham vọng của Docomo tại Nhật Bản là thống trị “nền văn hoá ngón tay cái”, làm cho điện thoại di động thay thế tất cả các loại máy nhắn tin và các thiết bị cầm tay khác mà người Nhật thường cầm và sử dụng với hai ngón tay cái. Nhưng điều đáng nói hơn cả là loại điện thoại Intemet di động mà Docomo đã sáng tạo ra không đơn thuần chỉ là một thiết bị. I-mode chính là một phương thức giao tiếp không dây mới dựa trên ngôn ngữ lập trình của Intemet. Người ta gọi đó là phương ngữ I- mode. Theo ông Jon Bilo, một nhà phân tích kinh tế tại Cap Gemioni Emst & Young ở Lon don: Docomo là công ty duy nhất trên hành tinh này xúc tiến dịch vụ di động theo đúng cách. Các công ty khác cũng có thể đề ra những kế hoạch chiến lược tuyệt vời, nhưng chỉ có Docomo thực sự biến kế hoạch của mình thành hiện thực10.

Thậm chí Docomo cũng không thấy trước được rằng dịch vụ I - mode của họ lại được ưa chuộng tại Nhật Bản đến như vậy. Khoảng 50% số khách hành của dịch vụ này là những thanh niên trên dưới 20 tuổi. Khi

9 Kinh tế quốc tế số 36/2001, tr. 6.

chưa có sự xuất hiện của I-mode, họ thường phải gắn đủ thứ phụ kiện vào chiếc máy điện thoại của mình. Ban đầu Docomo dự định sẽ cho ra đời các dịch vụ về thị trường chứng khoán, thông tin giao thông và hoạt động ngân hàng trực tuyến. Nhưng sau đó các nhà lãnh đạo công ty này đã nhận thấy rằng được ưa chuộng nhất vẫn là email và những thứ khác như các nhân vật hoạt hình, các trò chơi và đoán số vì các dịch vụ này rất phù hợp với người tiêu dùng Nhật Bản. Người Nhật thường phải đi làm trên quãng được dài trong những toa tàu điện đông đúc, khiến họ có nhiều thời gian để tiêu khiển với một chiếc máy điện thoại I-mode, thích thú với các trò chơi điện tử và bói toán. Thêm vào đó, màu sắc độc đáo của màn hình và những nhân vật hoạt hình lý thú đã có sức lôi cuốn rất lớn đối với giới trẻ Nhật Bản.

Tuy nhiên, để thâm nhập vào các thị trường nước ngoài thì Docomo còn phải tiếp tục nghiên cứu và cải tiến sản phẩm của mình hơn nữa bởi vì những đặc điểm của người tiêu dùng Âu và Mỹ khác rất nhiều so với người tiêu dùng Nhật Bản. Vì vậy việc thâm nhập vào các thị trường này như thế nào vẫn đang còn là một thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo của Docomo. Một số nhà quan sát cho rằng Docomo có thể khai thác được nhu cầu chưa từng thấy và chưa từng được đáp ứng trước đây, tương tự như việc Honda phát hiện ra nhu cầu bất ngờ của giới tiêu dùng Mỹ về loại xe hơi nhỏ vào thập niên 1970. Giáo sư toán Nathan, tác giả cuốn sách giới thiệu về Sony, cho rằng công ty khổng lồ này của Nhật Bản đã nổi lên gần như một cách hữu cơ từ nhu cầu của nước Nhật sau chiến tranh đói thông tin rất muốn có những chiếc đài bán dẫn không dây. Và do đó, ông cho rằng có sự tương đồng trong trường hợp của Docomo và Internet không dây: Điều Docomo cảm nhận được là ham muốn của người Nhật tránh đối đầu trực diện, ẩn mình trong các bức thư điện tử và trò chơi. Họ sẽ xuất khẩu cuộc cách mạng này ra nước ngoài11.

Ở châu Á, những thông tin gần đây nhất đã cho biết Docomo đang tiến hành việc chinh phục thị trường điện thoại di động của Trung Quốc. Theo tin Kinh tế quốc tế số 37/2001, Docomo dự kiến đầu tư hơn 10 tỷ USD vào việc thăm dò thị trường điện thoại di động của Trung Quốc. Docomo dự kiến tung ra thị trường dịch vụ I-mode truy cập Internet qua điện thoại di động cùng với các hãng chế tạo điện thoại đi động Trung Quốc đang sử dụng công nghệ WAP và một số công nghệ khác. Đây cũng chính là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm của Docomo và các hãng chế tạo điện thoại di động khác của Nhật Bản. Ví dụ, theo số liệu thống kê, tới cuối năm 2000, số người sử dụng điện thoại di động tại Trung Quốc đã lên tới 85,3 triệu người nhờ sự thông dụng của các dịch vụ kèm theo như dịch vụ nhắn tin chẳng hạn. Các dịch vụ di động chiếm tới 42% tổng doanh thu 307,4 tỷ nhân dân tệ (37 tỷ USD) của ngành viễn thông Trung Quốc năm 200012. Theo dự đoán, trong những năm sắp tới tại Trung Quốc sẽ xuất hiện thêm các dịch vụ điện thoại di động có giá trị gia tăng cao, và nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng theo đà này thị trường điện thoại di động tại Trung Quốc sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Và đây chính là cơ hội rất lớn cho sự mở rộng thị phần của Docomo ở đây.

Thứ ba, cùng với điện thoại di động, sự phát triển mạnh của các dịch vụ Internet cũng là một nội dung đáng chú ý trong sự chuyển dịch cơ cấu của ngành thông tin liên lạc. Sự phổ biến nhanh chóng của máy vi tính đã dẫn đến sự ra đời của Internet, kết nối các máy tính trong phạm vi cả nước và trên thế giới. Trước đây, ở Nhật Bản Internet chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và bị cấm sử dụng với mục đích thương mại trong một thời gian dài. Nhưng lệnh cấm đó đã được bãi bỏ ở Nhật Bản từ năm 1993, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của Internet hiện nay. Vào giữa những năm 1990, ở Nhật Bản có khoảng 3 triệu người sử dụng

Internet. Số lượng các hãng cung cấp dịch vụ mạng Internet đã tăng lên nhanh chóng. Vào tháng 10 năm 1996 đã có 1357 hãng13. Lúc đầu việc sử dụng dịch vụ này còn hạn chế do cước phí sử dụng khá cao. Nhưng hiện nay số lượng các hãng cung cấp dịch vụ cho các cá nhân và công ty với cước phí rẻ tăng lên, kích thích mạnh mẽ nhu cầu của khách hàng.

Tại Nhật Bản hiện nay rất nhiều các công ty, các cơ quan hành chính từ Văn phòng Thủ tướng cho đến các cơ quan chính quyền địa phương trường học,.v.v… đã có các trang Internet (Websiđe) riêng của mình để phục vụ cho việc trao đổi thông tin. Có 5 loại mục đích sử dụng Internet trong thương mại.

- Một là hoạt động trình bày, quảng cáo sản phẩm. Thông thường đa số các trang Internet của các công ty chủ yếu được sử dụng dưới mục đích này, ngoài ra cũng có nhiều trường hợp dùng để tuyển nhân viên.

- Hai là mục đích hỗ trợ cho khách hàng. Những trang Internet này được thiết lập để cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng hay người sử dụng theo chế độ hội viên.

- Ba là hoạt động bán sản phẩm. Hình thức bán sản phẩm qua các phương tiện thông tin mà không cần cửa hàng đã và đang được thực hiện rất phổ biến qua mạng Internet. Từ những ca ta lô hàng hoá trên Internet, người ta có thể tìm thấy các mặt hàng rất đa dạng như máy vi tính, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, hàng may mặc.v.v… Ngoài ra cũng có thể sử dụng các dịch vụ đặt trước như đặt chỗ khách sạn, đặt vé máy bay, vé xem biểu diễn nghệ thuật, thể thao qua Internet.

- Bốn là khảo sát thị trường. Ví dụ, người ta có thể phát trên Internet các câu hỏi thăm dò thị hiếu và nhu cầu của khách hàng về một số loại sản phẩm nào đó...

- Năm là mục đích kinh doanh quảng cáo. Các công ty cung cấp dịch vụ Internet có thể nhận quảng cáo của các công ty kinh doanh hoặc

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w