Điều chỉnh cơ cấu là nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh lớn hơn của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 155 - 156)

I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG

3.Điều chỉnh cơ cấu là nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh lớn hơn của nền kinh tế

lớn hơn của nền kinh tế

Trên thực tế, tiền lương danh nghĩa của một công nhân Nhật Bản năm 1997 đã gấp 5,7 lần so với năm 1970, và tiền lương giờ của một công nhân Nhật Bản đã cao hơn so với một công nhân Anh hay Pháp, đuổi kịp và vượt Mỹ và Đức. Về thời gian làm việc trung bình hàng năm, một công nhân Nhật Bản hiện chỉ còn có 1.993 giờ so với 2.108 giờ năm

1980. Tất cả đã làm cho chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm tăng lên tương đối, làm giảm phần nào sức cạnh tranh của hàng Nhật Bản và phần lợi nhuận của các công ty Nhật Bản so với trước. Để bù lại cho việc tăng lương, giảm giờ làm các nhà kinh doanh Nhật Bản đã tìm mọi cách để nâng cao năng suất và cường độ lao động. Một trong những điều kiện quyết định để nâng cao năng suất lao động là nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất. Tuy vậy, trong những năm gần đây tốc độ tăng năng suất lao động của Nhật Bản đã thấp xa so với các nước công nghiệp phát triển khác, do có sự cạn kiệt nguồn phát triển theo chiều sâu đã diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Muốn tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng năng suất lao động, Nhật Bản phải chuyển dần sang một cơ cấu kinh tế mới. Đó là cơ cấu kinh tế dựa trên những bước nhảy vọt về khoa học và công nghệ. Trong lĩnh vực công nghệ tin học, nhất là về chương trình bảo đảm phần mềm, Nhật Bản vẫn còn thua Mỹ. Hiện nay, trong số 20 công ty tin học hàng đầu thế giới, thì Mỹ chiếm 16 công ty, còn lại 4 công ty là của Nhật Bản. Trong các ngành công nghiệp vật liệu mới và công nghệ sinh học, Nhật Bản có phần nào còn thua kém các nước Tây Âu và Mỹ. Vì vậy đầu tư sâu cho khoa học - công nghệ và phát triển các ngành nghề mới là một trong những mục tiêu nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 155 - 156)