Những đặc trưng chung của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ của Nhật

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 98 - 109)

II. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG

3. Những đặc trưng chung của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ của Nhật

vùng lãnh thổ của Nhật Bản.

Trên cơ sở phân tích những nét đặc thù riêng, những động thái của cơ cấu kinh tế từng vùng riêng biệt như trên, phần này chủ yếu trình bày những đặc trưng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trong thời kỳ của kế hoạch phát triển tổng thể lần IV của Nhật Bản.

a. Giảm dần tính đơn cực, đơn trục của cơ cấu kinh tế vùng

Trong những năm 1980, tiếp tục diễn ra sự tập trung dân số về các thành phố lớn nhưng sự tập trung dân số này khác biệt với thời kỳ trước Trong những năm trước thập kỷ 70, sự tập trung dân số diễn ra ở cả ba khu vực thành phố lớn là vùng Tokyo. Nagoya và Kanshi, nhưng trong những năm 1980, sự tập trung dân số chỉ diễn ra ở vùng Tokyo, đặc biệt trước thời kỳ bong bóng, trong những năm l986, 1987 đạt đến 15 vạn người/năm. Sau đó từ năm 1994 đến nay xu hướng tập trung dân số ở Tokyo lại diễn ra và có phần gia tăng. Đồng thời ngoài các đô thị lớn trên, ở các vùng và nhóm vùng đang diễn ra tập trung dân cư trong quá trình

đô thị hóa. Sự tập trung dân cư này được biểu thị bởi chỉ số DID(*) ngày càng gia tăng, tỷ trọng của DID trong tổng dân số năm 1980 là 44%, năm 1995 tăng lên là 65%/năm.

Xét động thái của công nghiệp, đến giữa những năm 60, tỷ trọng của lượng hàng công nghiệp xuất xưởng của ba thành phố lớn so với mức toàn quốc tăng lên, nhưng từ nửa sau những năm 60 trở đi tỷ trọng trên của các địa phương so với toàn quốc có xu hướng tăng lên và xu hướng này vân được tiếp tục cho đến cuối những năm 90 (bảng 13).

Bảng 13: Sự biến động tỷ trọng theo vùng lượng hàng xuất xưởng công nghiệp

(toàn quốc 100%)

PHÂN LOẠI THEO 3

LOẠI HÌNH SẢN XUẤT PHÂN LOẠI THEO VÙNG 1955 1966 1975 1985 1997 Sản xuất theo nguyên liệu cơ bản Vành đai TBD 72,6 75,9 72,7 72,4 68,8 3 th. phố lớn 53,9 58,3 53,8 53,9 50,1 Tokyo 22,9 26,8 24,7 24,2 21,4 Osaka 7,9 10,1 10,5 12,2 12,9 Nagoya 23,1 21,4 18,4 17,4 15,8 Khu vực địa phương 46,1 41,7 46,3 46,1 49,9 Sản xuất theo lắp ráp gia công Vành đai TBD 86,2 86,3 78,7 73,6 70,1 3 th. phố lớn 73,3 73,8 64,5 59,6 54,9 Tokyo 37,9 40,4 32,5 28,3 23,1 Osaka 11,8 13,5 16,4 18,2 20,3 Nagoya 23,7 20,3 15,6 13,1 11,5 Khu vực địa phương 26,7 26,2 35,5 40,4 45,1 Sản xuất liên quan đến đời sống Vành đai TBD 73,8 74,4 65,0 66,0 63,4 3 th. phố lớn 60,7 62,5 52,0 52,2 49,8 Tokyo 22,0 26,1 21,7 23,0 23,9 Osaka 17,1 14,4 10,8 11,1 9,9 Nagoya 21,7 22,0 19,5 18,0 16,0 Khu vực địa phương 39,3 37,5 48,0 47,8 50,2

Tổng cộng Vành đai TBD 75,6 78,3 73,5 71,5 68,3 3 th. phố lớn 60,1 53,8 57,6 55,8 52,2 Tokyo 24,8 30,1 26,9 25,6 22,7 Osaka 12,4 12,3 12,7 14,3 15,6 Nagoya 22,9 21,4 17,9 15,8 13,9 Khu vực địa phương 39,9 36,2 42,4 44,2 47,8

Tuy nhiên, đối với các chức năng kinh tế khác ngoài công nghiệp, động thái biến đổi khác biệt và cao hơn khá nhiều so với sự biến đổi về dân số và trong lĩnh vực công nghiệp (bảng 14).

Bảng 14: Động thái tỷ trọng Theo vùng liên quan đến sản xuất

(1) Tài chính (chi của các ngân hàng toàn quốc) (%)

1955 1965 197 5 1985 1995 1998 3 th. phố lớn 72,2 77,9 76,9 77,0 74,5 72,8 Tokyo 38,7 46,9 49,2 53,4 52,0 50,8 Osaka 24,8 23,4 21,3 18,2 17,0 16,5 Nagoya 8,7 7,7 6,5 5,4 5,5 5,5

Khu vực địa phương 27,8 22,1 23,1 23,0 25,5 27,2

Nguồn: Vụ Quản lý & Kế hoạch – Cục Quốc thổ dựa theo số liệu của Liên hiệp các Hiệp hội ngân hàng toàn quốc

(2) Quốc tế (Số người nước ngoài cư trú) (%)

1955 1965 1975 1985 1995 3 th. phố lớn 99,0 96,2 9146, 0 96,0 96,0 Tokyo 84,5 86,4 87,6 87,5 86,7 Osaka 13,7 9,3 7,7 7,5 8,4 Nagoya 0,8 0,5 0,7 0,9 0,9

Khu vực địa phương 1,0 3,8 4,0 4,0 4,0

Nguồn: Vụ Quản lý & Kế hoạch – Cục Quốc thổ dựa theo số liệu báo cáo hàng năm của Cục Thuế quốc gia

(3) Thông tin (Số người trong các ngành quảng cáo – khảo sát dịch vụ -

thông tin) (%) 1955 1965 197 5 1985 1995 3 th. phố lớn 77,5 75,5 76,7 75,0 75,2 Tokyo 52,5 53,5 57,5 55,2 55,1 Osaka 19,3 16,8 14,2 14,5 14,3 Nagoya 5,7 5,2 4,9 5,3 5,8

Khu vực địa phương 22,5 24,5 23,3 25,0 24,8

Xét tỷ trọng tập trung của các lĩnh vực tài chính, quốc tế hóa và thông tin của vùng Tokyo đã tăng lên cho đến giữa những năm 80. Điều đó có nghĩa là tốc độ gia tăng của quốc tế hoá, thông tin hóa và dịch vụ hóa của vùng Tokyo là nhanh hơn so với các vùng khác. Ngược lại, tỷ trọng của các ngành tài chính, quốc tế thông tin của vùng Osaka so với mức chung của cả nước có xu hướng giảm sút nhất định. Điều này cho thấy sự thay đổi vai trò của Tokyo, từ một trung tâm công nghiệp chuyển dần sang là một trung tâm dịch vụ, xu hướng này phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu sang dịch vụ hoá nền kinh tế.

Như vậy, cơ cấu đơn cực, đơn trục tập trung ở ba thành phố lớn chủ yếu diễn ra trong nửa đầu của thời kỳ tăng trưởng cao và tăng nhanh hơn so với mức tăng của dân số. Sau đó, trong những năm 1970 xu hướng trên tạm thời lắng xuống và từ cuối những năm 1980 trở đi sự tập trung hóa đơn cực về sản xuất công nghiệp ở Tokyo có đấu hiệu giảm sút và có sự gia tăng về tập trung dân cư và sản xuất ở các trung tâm vùng địa phương.

b. Sư dịch chuyển của một số ngành công nghiệp từ các đô thị đến các vùng địa phương

Như phần trên đã phân tích từ giữa những năm 1960 trở đi lượng hàng công nghiệp xuất xưởng của các địa phương so với toàn quốc tăng lên. Theo bảng 13, xu hướng này vẫn được tiếp tục duy trì đến những năm gần đây. Với những lợi thế hơn về giá đất rẻ, nguồn lao động phong phú, dồi dào, hệ thống mạng lưới giao thông cao tốc khá thuận lợi, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn những vùng địa phương để đầu tư mở rộng qui mô sản xuất. Các văn bản pháp lý cũng đã được ban hành nhằm hạn chế việc xây dựng những nhà máy mới ở Tokyo hay ở vùng Kinki như Luật Thúc đẩy hình thành các vùng công nghiệp đặc biệt (1964), Luật Tăng cường tái phân bố công nghiệp (1972), Luật Khuyến khích hình thành

vùng tập trung công nghệ kỹ thuật cao (năm 1983), Luật Tăng cường các hoạt động kinh tế vùng (1988). Các luật trên cũng đã tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp thành lập các nhà máy tại các vùng địa phương, đồng thời các chính sách nhằm tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng phát huy tác dụng.

Các nhân tố trên đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp như ở vùng Tohoku và Kyushu đã thành lập các cơ sở sản xuất cơ khí, điện máy và cơ khí giao thông, đồng thời các cơ sở sản xuất công nghệ cao, công nghệ thông tin cũng được chú trọng phát triển ở vùng này.

Vùng Kanto có tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và lương thực thấp hơn so với các vùng khác (trừ vùng Kinki), đặc biệt vùng nam Kanto có tỷ trọng này thấp nhất trong các nước. Nhưng tỷ trọng của các ngành này ở các vùng khác lớn hơn một cách tương đối so với vùng Kanto, tuy nhiên xét từ năm 1985 đến năm 1998 các ngành này đều có sự giảm xuống một cách tuyệt đối và các sản phẩm của các ngành này chủ yếu để xuất khẩu sang các vùng khác có tỷ trọng thấp hơn như vùng Kanto và Kinki. Xu hướng trên được thể hiện rõ rệt ở các vùng Hokkaido, Tohoku, Shikoku và Kyushu.

Tỷ trọng của ngành chế tạo máy nói chung, cũng như ngành điện tử và cơ khí vận tải của vùng Kanto nói riêng, lớn hơn một cách tương đối với các vùng khác (trừ vùng Chubu và Chugoku), nhưng tỷ trọng này giảm xuống một cách tuyệt đối trong suốt thời kỳ những năm gần đây cả ở vùng Kanto và vùng khác (trừ vùng Kyushu). Cuối năm 1990, trong nhiều cơ sở sản xuất thuộc ngành chế tạo đã được dịch chuyển khỏi Tokyo (thuộc nam Kanto), do vậy đã làm giảm được tình trạng tập trung đơn cực trong công nghiệp, đặc biệt là trong ngành chế tạo tại thành phố này. Nhưng bên cạnh đó lại có xu hướng tái diễn lại cơ cấu đơn cực thông

qua sự quy tập những hoạt động sáng tạo văn hoá và thông tin ở Tokyo. Đồng thời các giao dịch tài chính, chứng khoán được thực hiện một cách tương đối sôi động, các hoạt động khác như xuất bản, quảng cáo cũng là những ngành có tỷ trọng lớn ở Tokyo.

Mặt khác, vùng Kanto là vùng có tỷ trọng xuất khẩu sang các nước khác và cũng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ các nước khác. Đối với xuất khẩu trong nước, tỷ trọng xuất, nhập khẩu với các vùng khác trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với xuất, nhập khẩu nước ngoài. Như vậy, có thể nói rằng các vùng khác phụ thuộc lớn vào xuất, nhập khẩu giữa các vùng trong nước và có tỷ trọng rất thấp đối với các hoạt động ngoại thương, nhưng ngược lại cơ cấu xuất, nhập khẩu của vùng Kanto phụ thuộc không đáng kể vào các vùng trong nước mà chủ yếu phụ thuộc vào các nước ngoài tức phụ thuộc về xuất khẩu các hàng hoá đã sản xuất và nhập khẩu các nguyên, nhiên liệu thô từ các nước trên thế giới, đặc biệt là từ các nước Đông Nam Á.

c. Điều hoà sự phụ thuộc của các vùng vào các nguồn vốn xã hội.

Để thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch tổng thể, việc đảm bảo các nguồn vốn xã hội cho sự phát triển vùng là một trong những nội dung chủ yếu của việc thực hiện kế hoạch phát triển tổng thể. Từ những năm 1970 trở đi, do sự tập trung quá mức tại các đô thị lớn dẫn đến sự chênh lệch ngày càng gia tăng giữa các vùng. Để hạn chế tình trạng này chính phủ đã đẩy mạnh điều chỉnh, giảm tập trung cho các thành phố lớn, chủ yếu đầu tư cho các vùng, địa phương, do vậy tỉ trọng của nguồn vốn xã hội dành cho các vùng địa phương trong thời kỳ Kế hoạch tổng thể lần thứ 4 khá cao. Kết quả là các vùng, địa phương cũng phụ thuộc lớn vào các nguồn vốn xã hội. Xét tỷ trọng của sự hình thành vốn cố định công (thuật ngữ của đầu tư công cộng được dùng trong kế toán kinh tế quốc dân) trong GDP của các vùng từ năm 1955 trở đi thì tỷ trọng này ở các

địa phương lớn hơn so với 3 đô thị lớn và từ những năm 1980 trở đi, trong khu vực địa phương, tức vùng có thành phố lớn đến những vùng xa hơn, tỷ trọng trên có khuynh hướng tăng lên.

Bảng 15: Tỉ trọng hình thành vốn cố định công trong GDP (mức thực tế) 1955 1965 1975 1985 1995 1997 Toàn quốc 5,0 8,0 9,1 6,7 9,1 8,0 3 thành phố lớn 3,7 7,4 7,2 4,6 6,4 5,3 Tokyo 3,4 7,8 6,9 4,2 5,4 4,4 Osaka 4,0 6,8 7,5 5,3 8,3 6,7 Nagoya 4,1 7,3 7,9 5,1 6,6 6,0

Khu vực địa phương 6,1 9,4 10,7 9,4 11,0 10,4

G 1 5,1 8,2 9,3 7,2 8,7 8,0 G 2 6,0 12,1 10,9 8,7 10,3 9,7 G 3 5,4 7,6 8,8 8,4 8,2 7,8 G 4 8,1 9,5 11,1 10,1 13,7 13,7 G 5 5,9 8,4 11,7 11,4 14,4 13,8 G 6 7,2 11,1 13,9 12,2 14,9 14,2

Nguồn: Cục Kế hoạch – Kinh tế - “Niên báo kế toán quốc dân”, “Niên báo kế toán kinh tế vùng”.

Chú thích: G1 : Vùng ngoại vi Tokyo: tỉnh Tochigi, Ibaragi, Gunma, Shizuoka, Yamanashi, Nhoáng; G2: vùng nam Tohoku, Hokuriku, G3: vùng tây vành đai Thái bình dương, G4: vùng Nankai, Yamain; G5: vùng Kyushu, Okinawa (trừ tỉnh Fukuoka), G6: vùng Hokkaido, bắc Tohoku.

Trong những năm gần đây, sự thâm hụt ngân sách cả ở cấp quốc gia và địa phương ở mức hàng đầu trong những nước tư bản phát triển, dự trữ đầu tư dài hạn có xu hướng giảm sút, do đó khó có thể tiếp tục duy trì như mức hiện nay của đầu tư công cộng. Vì vậy, hiện nay Nhật Bản đang đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy hơn nữa nội lực của vùng trên cơ sở đảm bảo tính độc lập tự chủ của vùng, tính chủ đạo của kinh tế tư nhân và, chú trọng đến những ngành dịch vụ xã hội, nguồn

tài năng trí tuệ của vùng, qua đó từng bước khắc phục sự phụ thuộc vào đầu tư công cộng trên (sẽ đề cập cụ thề trong chương 4).

d. Gia tăng vai trò các vùng kinh tế ngoại vi hướng tới giảm sự phát triển chênh lệch vùng

Kế hoạch Phát triển tổng thể đã góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở các vùng địa phương của Nhật Bản. Từ thời kỳ tăng trưởng cao, các vùng công nghiệp đã được hình thành ngoài các thành phố ở các vùng Kanto, Chubu và Kinki, các ngành công nghiệp chủ yếu ở các vùng này là những ngành công nghiệp với những máy móc quy mô lớn hoặc với những nguyên vật liệu thiết yếu như các nhà máy sản xuất thép và sản xuất các hoá chất. Tuy nhiên, nhiều ngành công nghiệp được phân bổ theo kiểu dây chuyền tức được sắp xếp theo chu trình đầu ra của các sản phẩm của ngành và nhà máy này là đầu vào của ngành và nhà máy khác. Nhưng ở các vùng khác không có cơ cấu kinh tế với các nhà máy được phân bố theo kiểu dây chuyền như trên. Hay nói cách khác, có sự chênh lệch khá lớn về trình độ chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất giữa vùng Kanto và các vùng khác. Đó cũng chính là vấn đề cần được giải quyết về căn bản trong quá trình điều chỉnh cơ cấu vùng.

Một trong những nội dung cốt lõi của các chính sách vùng từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay là Luật Khuyến khích tái phân vùng công nghiệp. Luật này đã đánh giá hiệu quả các chính sách thông qua xử lý các số liệu liên quan giữa sản lượng công nghiệp và việc sử dụng đất đai cho công nghiệp/thương nghiệp theo các tiêu thức sau:

+ Ngoài vùng khuyến khích tái phân bổ (ban đầu là Tokyo, Nagoya, Osaka).

+ Trong vùng khuyến khích phân bổ (ban đầu là 27 tỉnh và 701 thành phố (khu) tự trị trên hầu hết các tỉnh Nhật Bản).

Bảng 16: Xu hướng biến đổi doanh thu của công nghiệp đóng tàu theo vùng căn cứ vào Luật

Khuyến khích tái phân vùng công nghiệp (giá năm 1980)

1985 1992 2000

Đơn vị: Tỷ Yên

Ngoài vùng khuyến khích tái phân bổ 48430 52828 55518

Vùng trung gian 145828 188674 259350

Trong vùng khuyến khích tái phân bổ 71772 111432 169219

Tất cả các vùng 265940 352934 484088

Vùng ven biển Thái Bình Dương (1) 174489 224863 281799

Đơn vị: %

Ngoài vùng khuyến khích tái phân bổ 18,18 14,97 11,47

Vùng trung gian 54,38 53,46 53,57

Trong vùng khuyến khích tái phân bổ 26,99 31,75 34,96

Tất cả các vùng 100 100 100

Vùng ven biển Thái Bình Dương (1) 65,62 58,62 58,2 (1) Vùng ven biển Thái Bình Dương bao gồm vùng ven biển Kanto, vùng Tokai, vùng ven biển Kinki và vùng sanifo.

Nguồn: Bảng thống kê công nghiệp (MITI) Các số liệu từ bảng 16 chỉ ra rằng, trong suốt thời kỳ 1985 - 2000, tỷ trọng (doanh thu) của công nghiệp đóng tàu của vùng Tokyo và Osaka, cũng như những vùng khác của Nhật Bản được quy hoạch là “ngoài vùng khuyến khích phân bổ” theo Luật Tái phân vùng công nghiệp, đã giảm xuống từ 18% vào năm 1985 xuống 15% năm 1992 và tiếp tục giảm xuống 11,5% năm 2000. Cũng trong cùng thời kỳ, tỷ trọng của vùng kém phát triển (trong vùng khuyến khích tái phân bổ) đã tăng từ 27% đến 32% năm 1992 và tăng đến 35% năm 2000.

Các số liệu về giá trị thuê dụng nhân công theo vùng (bảng 17) trong thời kỳ 1980 - 2000 đã chỉ ra rằng tỷ trọng của vùng Kanto bao

Bảng 17: Xu hướng giá trị lao động thuê dụng theo vùng (đơn vị tỷ yên) 1980 % 9/1985 % 1992 % 1995 % 2000 %

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w