Toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển vùng

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 69 - 71)

I. NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU THÚC ĐẨY SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ

1.Toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển vùng

Từ một, hai thập niên lại đây nhiều vấn đề có tính toàn cầu đặt ra thu hút sự quan tâm chung của các quốc gia, trong đó, vấn đề nổi lên hàng đầu hiện nay là môi trường sống bị huỷ hoại do sự ấm lên của khí hậu và sự ô nhiễm, độc hại của môi trường với đời sống con người. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các nguồn lương thực, tài nguyên và năng lượng cũng trở thành vấn đề gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Những vấn đề trên đặt ra những yêu cầu của việc củng cố và hoàn thiện một hệ thống quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống trên toàn cầu và việc tái sử dụng các nguồn lực của sự phát triển. Nhật Bản cũng đã và đang phải ,đối mặt với hàng loạt vấn đề nêu trên, đó đồng thời chính là những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng một kế hoạch tổng thể điều chỉnh lại cơ cấu lãnh thổ và sử dụng đất đai một cách hiệu quả hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhằm giải quyết những vấn đề không chỉ trong phạm vi Nhật Bản mà có tính chất toàn cầu.

Hơn nữa, do quá trình toàn cầu hoá về kinh tế gia tăng mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia vào một mạng lưới kình tế chung, cho nên quan niệm về vùng tối ưu được lựa chọn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia. Giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên sự cạnh tranh lẫn nhau, mỗi vùng đều tối ưu hoá những ưu thế vốn có như chất lượng môi trường sống cao, sự phong phú và đa dạng của môi trường tự nhiên, nguồn trí lực lớn, tính

hiệu quả của cơ sở hạ tầng công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng cao, hệ thống thông tin toàn cầu hiện đại. Do vậy, sự phát triển của vùng lãnh thổ luôn phải gắn với việc duy trì và tái tạo môi trường tự nhiên đồng thời phải đặt trong phân công lao động quốc tế mới trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay mới có thể đạt hiệu suất cao trong phát triển.

Để có thể phát triển vùng, đặc biệt là kinh tế vùng trong bối cảnh cạnh tranh có tính toàn cầu hoá hiện nay, Nhật Bản cần phải phát huy được hơn nữa những thế mạnh về nguồn nhân lực, nguồn vốn, khoa học- công nghệ. Tuy vậy trên thực tế, trong không ít lĩnh vực, tính hấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản có chiều hướng giảm sút so với các nước Tây Âu cũng như so với một số nước lân cận khác thuộc Châu Á. Ví dụ như sân bay, bến cảng được xem là đầu mối ban đầu hết sức quan trọng đối với giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực, vật lực cũng như đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, nhưng khả năng cạnh tranh và sự thu hút trong lĩnh vực này còn yếu. Bên cạnh đó, việc phổ cập mạng lưới Internet siêu tốc độ, thư thương mại điện tử, công nghệ phần mềm vi tính, công nghệ di truyền học cũng là những lĩnh vực yếu kém so với các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khác trên thế giới. Có thể nhận thấy sự yếu kém trong công nghệ thông tin ở tỷ lệ phổ cập Internet của Nhật Bản chỉ chiếm: 36,9% - thấp hơn 13 nước khác không chỉ là Mỹ mà cả những nước như Hồng Kông, Xingapo và Đan Mạch, Aixơlen,v.v.., là những nước vốn có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn Nhật một cách đáng kể.

Các hoạt động quốc tế hoá của Nhật Bản chủ yếu được tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Tokyo, còn các vùng khác chủ yếu phụ thuộc vào các thành phố này về các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế. Ví dụ trong số những ngành công nghiệp chế tạo chủ yếu được tập trung ở vùng Đông Bắc Nhật Bản. Mật độ tập trung cao nhất là ở thành phố Nagoya và các vùng phụ cận. Đối lập với sự tập trung cao độ

này là những vùng phía Tây với sự phát triển tương đối yếu kém của các ngành này. Các ngành dịch vụ liên quan đến IT, cũng tập trung chủ yếu ở Tokyo. Điều này đòi hỏi cần có sự điều chỉnh phát triển vùng để góp phần tích cực vào việc giải toả sự tập trung quá mức vào các đô thị lớn, nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều hơn giữa các vùng cũng như góp phần vào sự phồn vinh chung của quốc gia.

Như vậy, với sự gia tăng của các nhân tố liên quan đến công nghệ thông tin, cũng như nhu cầu của việc duy trì và đa dạng hoá môi trường sống đã đặt ra những yêu cầu đối với sự chuyển đổi cơ cấu đất đai vùng lãnh thổ và thay đổi quan điểm phát triển về lượng với việc mở rộng quy mô, phạm vi vùng lãnh thổ, tăng cường sự liên kết, hợp tác và sử dụng một cách tối ưu nguồn tài nguyên đất đai của quốc gia.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 69 - 71)