Đầu tư phát triển công nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 26 - 29)

II. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ

2. Đầu tư phát triển công nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Để đảm bảo phương hướng phát triển kinh tế chung của vùng KTTĐ Bắc Bộ thì cơ cấu công nghiệp sẽ chuyển dịch theo hướng cơ bản sau:

 Ưu tiên tăng cường công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, tận dụng thế mạnh nguồn nhân lực, chất xám, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

 Công nghiệp phải phấn đấu hết sức để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, một phần để thay thế hàng nhập khẩu, một phần lớn để xuất khẩu.

 Bên cạnh việc phát triển những loại công nghiệp có yêu cầu tập trung, thì đồng thời phát triển công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn, giải quyết việc làm cho số đông dân cư.

 Những ngành cần được ưu tiên phát triển là: Kỹ thuật điện, điện tử, sản xuất thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, năng lượng và chế biến lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, dệt, da giầy xuất khẩu.

 Coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại (một số công trình then chốt có thể có quy mô lớn). Ưu tiên hướng mạnh về sản xuất hàng xuất khẩu và hàng cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, nhất là những sản phẩm cạnh tranh với hàng nhập khẩu, những sản phẩm đáp ứng nhu cầu du lịch và khách quốc tế.

Với những định hướng phát triển công nghiệp nói trên, chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp một cách chủ động, tự tin, có thể đưa tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội còn ở mức trung bình như hiện nay lên cao hơn nữa nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp mới vào năm 2020. Song để thực hiện những điều đó cần đầu tư. Quy mô vốn tích luỹ lớn là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta phải đẩy nhanh hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp. Các nhà khoa học tính toán rằng, để tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 8 đến 10% thì tổng đầu tư trong nước của Việt Nam phải đạt mứa ít nhất là 20-35%GDP từ nay đến năm 2020. Để đạt sự tăng trưởng GDP với tốc độ cao như vậy đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bởi vì chính tốc độ tăng trưởng nhanh trong các ngành công nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến biến đổi trong cơ cấu GDP theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một vùng kinh tế quan trọng của cả nước. Sự phát triển

công nghiệp của vùng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển công nghiệp chung của đất nước. Chính vì vậy, đầu tư phát triển công nghiệp của vùng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Dự báo cơ cấu ngành trong GDP của vùng vào năm 2020 như sau: Nông nghiệp chiếm 15 - 20% GDP, còn công nghiệp và dịch vụ chiếm 80 - 85% GDP. Trong tương lai sự phát triển năng lực khoa học và công nghệ phải được thể hiện trong việc tăng nhanh tỉ lệ sản phẩm công nghiệp trong xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mở. Theo nhiều tính toán cho biết, đến năm 2020, cơ cấu của sản phẩm xuất khẩu như sau: 10 - 15% sản phẩm sơ cấp, 85- 90% sản phẩm chế biến công nghiệp. Tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 25 - 30% GDP. Với mức tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 10 năm là nhờ quá trình công nghiệp hoá dựa chủ yếu trên công nghiệp và dịch vụ mà cốt lõi là khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo. Vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, giúp cho Việt Nam hội đủ nền tảng để hướng về một “xã hội thông tin”, nhằm biến đổi sâu sắc về chất lượng từ sản xuất đến quản lý với tốc độ gia tăng hàm lượng trí tuệ cao. Đó là con đường duy nhất để đạt được thế bình đẳng, tương hợp trong kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương.

Thời gian tới ngành tập trung sản xuất và đảm bảo cung ứng những sản phẩm công nghiệp chủ yếu, có vị trí then chốt phục vụ nền kinh tế như điện, than, thép, sản xuất vải, sữa và các mặt hàng tiêu dùng khác. Đẩy mạnh lưu thông hàng hoá: bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý, kết hợp hài hoà giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của vùng, không để xảy ra cơn sốt thừa hoặc thiếu đối với các sản phẩm nhạy cảm như phân bón, thép, giấy. Đồng thời ngành cũng tăng sản lượng xuất khẩu những sản phẩm đã có thị trường như hàng dệt may, da giầy và một số loại khoáng sản, đồng thời tích cực tìm kiếm và thâm nhập thêm thị trường mới, coi trọng việc sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w