II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ
1. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho sản xuất công nghiệp
nghiệp
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia... Nó là cơ sở để chuyển dịch nền kinh tế sản xuất tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, hình thành cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn là cơ sở để giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các vùng lãnh thổ. Nhận thức được tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Đảng ta đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong mười chương trình kinh tế lớn của quốc gia.
Những năm vừa qua, do sự phát triển kinh tế với tốc độ khá nhanh và yêu cầu phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng của vùng KTTĐ Bắc Bộ được cải thiện đáng kể. Như trong thực trạng về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, chúng ta đã thâý được trong giai đoạn 2000-2004, đầu tư trong lĩnh vực này của vùng đã được quan tâm khá nhiều. Và kết quả đạt được về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội là khá cao. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng này.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của vùng vẫn còn một số tồn tại. Ở nhiều nơi, cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải. Hệ thống cung cấp nước tại các đô thị chưa được hoàn thiện đồng bộ, vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất tại cáctahnfh phố lớn. Cơ sở hạ tầng được đầu tư chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng như mới chỉ tập trung đầu tư tại các tỉnh, thành phố lớn, hay các trung tâm đô thị, ít chú ý xây dựng tại các tỉnh mới phát triển như Hải Dương, Bắc
Ninh...Hạ tâng xã hội đã bước đầu được chú ý nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức và đầy đủ.
Điều này đặt ra cho vùng là muốn huy động và sử dụng có hiệu quả vốn