Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 74 - 76)

II. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ

5. Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.

nghiệp.

Thực tế cho thấy, đầu tư nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của đầu tư phát triển cũng như đầu tư phát triển công nghiệp. Bởi xét cho cùng con người là nhân tố quyết định trong mọi hoạt đông, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Cho dù máy móc có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế hoàn toàn con người. Vì vậy, nâng cao chất lượng lao động là một nhiệm vụ quan trọng để tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao mức đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ, vấn đề này chưa được chú trọng một cách đúng mức.

Tuy lực lượng lao động của vùng có chất lượng khá hơn so với các vùng khác (năm 2003, tỉ lệ lao động có trình độ đại học - cao đẳng chiếm 9,5% là mức cao nhất trong cả nước; tỷ lệ lao động có chuyên môn nghề nghiệp chiếm khoảng 30%), nhưng còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu lao động xã hội tuy đã có chuyển biến nhưng chưa mạnh, còn chậm so với quy hoạch. Số chỗ làm việc có năng suất lao động cao tăng chưa mạnh so với yêu cầu, lao động xuất khẩu chỉ chiếm vài phần trăm so với tổng lao động xã hội. Tỷ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã giảm từ khoảng trên 72% năm 1990 xuống khoảng 52% năm 2004. Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ khoảng 11,5% năm 1990 lên khoảng 17,5% năm 2004. Lao động dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng tăng từ 16,5% năm 1990 lên khoảng 30,5% năm 2004. Mức độ toàn dụng lao động chưa cao ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế.

Trong các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ lao động không có việc làm và thiếu việc làm gay gắt chiếm tới 8 - 9%. Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động

KTTĐ Bắc Bộ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động là rất lớn . Theo kết quả điều tra lao động và việc làm, đang có tình trạng là trong khi rất thiếu lao động kĩ thuật cao thì có gần 5 vạn người tốt nghiệp cao đẳng, đại học đang thất nghiệp tập trung ở các đô thị và có xu hướng tăng lên qua các năm.

Theo điều tra cho thấy, quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn của vùng KTTĐ Bắc Bộ mới sử dụng khoảng 75% (thực tế khảo nghiệm của một số cơ quan khoa học thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 55%), điều này cho thấy ở khu vực nông thôn có khoảng 20 - 25% lực lượng lao động thực sự không có việc làm (tương đương 55 - 57 vạn người, xấp xỉ bằng số người vào tuổi lao động tăng thêm trong 9 năm vừa qua), đó là áp lực lớn cần có biện pháp giải quyết.

Nguyên nhân : Do đầu tư phát triển nguồn nhân lực rất hạn chế (cộng cả

đầu tư cho giáo dục, y tế, dạy nghề, phát thanh, truyền hình... chỉ khoảng 7 - 8% tổng đầu tư xã hội). Vốn đầu tư ít ảnh hưởng lớn đến các chương trình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của vùng. Thêm vào đó là việc đầu tư không theo yêu cầu của chủng loại và chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển ngành công nghiệp. Số người học cấp đại học tăng nhanh. Nhiều địa phương có phong trào học đại học tại chức, đại học luật (bằng hai) không theo nhu cầu của thị trường nên thất nghiệp nhiều; phần lớn thanh niên chỉ muốn học đại học mà không muốn học nghề. Ở nông thôn con em nhà nghèo bỏ học nhiều, số em tốt nghiệp cấp II rồi bỏ học đi làm (kiếm việc ở nơi khác) rất đông... Tất cả những tình trạng đó ảnh hưởng lớn tới phát triển sản xuất hiện nay cũng như tương lai lâu dài.

Vì vậy, nhiệm vụ của vùng trong giai đoạn tới là tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng lao động đáp ứng sự phát triển của ngành công nghệ cao và công nghệ thay đổi nhanh.

Trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo (cao đẳng, đại học và dạy nghề), xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo có chất lượng cao cho cả vùng KTTĐ Bắc Bộ .Từ nay đến năm 2010, mỗi năm đào tạo hàng

nghìn doanh nhân giỏi, khoảng 30 - 35 vạn lao động kỹ thuật lành nghề cho các ngành kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách có trình độ cao, đội ngũ những người lập trình, chế tạo rôbốt, chế tạo thiết bị tự động hoá, đội ngũ những người nghiên cứu sáng chế công nghệ mới trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo cần có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài.

Qúa trình đào tạo phải gắn liền với sản xuất, đào tạo theo "đơn đặt hàng" của sản xuất, phù hợp với ngành nghề do các doanh nghiệp sản xuất yêu cầu.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w