I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ
4. Công nghiệp hoá nôngnghiệp và nông thôn.
Chủ trương của Đảng và nhà nước chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn là hoàn toàn đúng đắn, nhưng thực tế cho đến nay chưa có chính sách cụ thể để thực hiện chủ trương này, chưa thể tìm lối thoát cho công nghiệp nông thôn, một số chính sách không thể vận dụng ở nông thôn vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Công nghiệp chế chế biến : chủ trương của Đảng và Nhà nước cho
phát triển công nghiệp chế biến vào loại sớm nhưng thực tế đến nay công nghiệp chế biến nông thôn chiếm một trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông thôn chỉ đạt khoảng dưới 10%. Lý do chủ yếu bao gồm : chưa có vùng nguyên liệu tập trung để đủ hình thành xí nghiệp chế biến, chất lượng nông sản, nguyên liệu cho chế biến không đảm bảo yêu cầu cho chế biến, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu người có khả năng thanh quản lý xí nghiệp, hợp tác xã chế biến, quan trọng hơn cả là không có thị trường đầu ra.
Làng nghề: Vùng KTTĐ Bắc Bộ hiện nay có hàng trăm làng nghề
thuộc các lĩnh vực : nghề sản xuất thép, nghề gốm, nghề mộc, nghề xây dựng (nề), nghề dệt, tơ tằm, nghề kim khí (đúc đồng, chạm bạc...), nghề dệt thảm, dệt chiếu, nghề sản xuất giấy, bao bì ... Các tỉnh đều có
chủ trương đã hình thành các dự án xây dựng làng nghề, khôi phục làng nghề. mở rộng làng nghề sang các làng chưa có nghề. Thực tế qua khảo sát nhiều năm gần đây cho thấy:
• Truyền thống làng nghề khó có thể nhân rộng ra, mỗi làng nghề đều giữ bí quyết của làng mình.
• Làng nghề là sản phẩm thủ công do đó sản phẩm khó cạnh tranh đối với sản phẩm sản xuất bằng máy móc. Nếu được đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến thì làng nghề phát triển tốt.
• Thị trường hầu như thu hẹp (sản phẩm chủ yếu chỉ bán cho người nước ngoài và các hộ dân có mức thu nhập cao mà tỷ lệ này lại rất nhỏ), ngoại trừ một số sản phẩm như dệt thủ công, thảm, chiếu, gốm thì thị trường còn tương đối rộng.
Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp : Công nghiệp này phát
triển cũng không mạnh, mới tập trung vào các lĩnh vực : máy làm đất, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy bơm nước. Khả năng thì có nhưng thực tế do nhu cầu thị trường tiêu thụ chậm nên sản xuất với số lượng nhỏ.
Công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản chưa được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, muốn phát trỉên được cần có sự phối - kết hợp chung trong vùng để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tránh tình trạng đầu tư trùng lắp gây mất cân đối và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Cơ cấu GDP vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ(%) 1997 CN 20% NLN 15% DV 56% XD 9% 2000 CN 26% XD 11% NLN 10% DV 53% 2004 CN 32% XD 11% NLN 4% DV 53%