I. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG
2. Phương hướng
2.1 Lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn để đầu tư
Từ thực trạng đầu tư phát triển các tiểu ngành công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 5 năm qua, việc lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn để phát triển có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với tiềm năng của vùng là rất quan trọng.
- Có lợi thế cạnh tranh: Công nghiệp sử dụng nhiều nguồn lao động rẻ và có tay nghề, công nghiệp sử dụng tài nguyên sẵn có.
- Có thị trường lớn ở trong nước - Có tiềm năng xuất khẩu
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cho phát triển kinh tế, tạo nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp,
- Có khả năng cho lợi nhuận cao, thu hồi vốn và trả nợ nhanh.
- Phục vụ tốt cho việc nâng cao và ổn định đời sống xã hội của người dân.
- Công nghiệp có công nghệ cao.
Từ các tiêu chí trên có thể đưa ra các ngành công nghiệp sau đây được xếp vào loại công nghiệp mũi nhọn của vùng KTTĐ Bắc Bộ để ưu tiên đầu tư phát triển:
- Công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành điện, than và khai thác dầu khí.
- Công nghiệp cơ khí và điện tử (bao gồm cả công nghiệp chế tạo ôtô, tàu thuỷ, chế tạo thiết bị toàn bộ thay thế dần thiết bị nhập khẩu)
- Công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp nhẹ gồm công nghiệp dệt may và giày dép, sản xuất giấy, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Ngành công nghiệp năng lượng được xếp ưu tiên số 1 để bảo đảm năng lượng cho công nghiệp hóa và an ninh năng lượng quốc gia. Ngành này còn tạo ra thu nhập rất lớn về ngoại tệ và nguồn thu cho ngân sách.
Đối với công nghiệp sản xuất ô tô hiện còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề ách tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên nếu xét đến khả năng cho lợi nhuận cao, thu nhập cho ngân sách lớn (thuế nhập linh kiện phụ tùng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ, thuế đường, lệ phí cầu phà) và khả năng tạo ra một mạng lưới rộng lớn các xí
nghiệp vệ tinh và dịch vụ sửa chữa, công nghiệp phụ trợ, công nghệ chế tạo cao thì ngành này đáng được xét ưu tiên sau lĩnh vực năng lượng.
Công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp thép cần được ưu tiên thứ 3 do có nguồn tài nguyên dồi dào (than, đá vôi, quặng sắt), có giá trị gia tăng lớn, nhu cầu trong nước cao. Do đó mục tiêu ngành này là cần nhanh chóng phát triển, đáp ứng 100% nhu cầu xi măng và vật liệu xây dựng. Cản trở đáng kể nhất đối với ngành này là vấn đề vốn đầu tư do đó cần khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, kể cả FDI.
Công nghiệp dệt may và da giầy vốn là thế mạnh của vùng có tiềm năng xuất khẩu lớn, thu hút nhiều lao động. Vấn đề là cần tăng tốc đầu tư với cơ chế hợp lý để nắm bắt thị trường và tạo giá trị gia tăng lớn hơn trong ngành này. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất trong ngành dệt may, giầy dép. Có chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm dệt may và giầy dép.