Tạo môi trường hấp dẫn, thông thoáng hơn để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 85 - 87)

I. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG

1.2. Tạo môi trường hấp dẫn, thông thoáng hơn để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một vùng của quốc gia, ngoài lợi nhuận kỳ vọng đạt được thì môi trường đầu tư là một vấn đề rất đáng chú ý để họ quan tâm. Môi trường đầu tư có thông thoáng mới thu hút được các nhà đầu tư. Chính vì vậy, tạo lập một môi trường đầu tư thông thoáng là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho vùng phát triển kinh tế Bắc Bộ nói chung và của cả nước nói riêng.

Tạo môi trường chính trị - xã hội

Chúng ta đều nhận thức khá rõ, một môi trường chính trị ổn định , các thiết chế chính trị và pháp luật vững chắc đóng vai trò là những điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đầu tư phát triển công nghiệp nói riêng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt diễn ra trên thị trường trong nước và nước ngoài. Sự ổn định chính trị được xem là lợi thế so sánh cần phát huy.

Đối với nước ta, từ khi thực hiện sự đổi mới, sự ổn định chính trị - xã hội luôn luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, trước nguy cơ diễn biến hoà bình cũng như sự phá hoại của các phần tử phản động trong nước và ngoài nước chúng ta cần tăng cường hơn nữa sự ổn định chính trị.

 Sự ổn định chính trị - xã hội được duy trì thông qua:

• Sự ổn định các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế , các chính sách đúng đắn và minh bạch.

• Sự ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị.

• Nâng cao đời sống nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường, vệ sinh

• Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cả về kinh tế , chính trị, văn hoá, xã hội, tư tuởng, đặc biệt là đẩy mạnh hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia.

• Cùng với sự ổn định chính trị là chính sách ngoại giao mềm dẻo , đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, đa phương hoá, đa dạng hóa trong quan hệ với khẩu hiệu :"Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế , phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".

• Sự ổn định chính trị có mối quan hệ nhân quả với sự ổn định và an toàn xã hội là nhân tố tác động thường xuyên và có tính trực tiếp đến lợi ích của chủ thể sản xuất, kinh doanh.

• Hình thành và đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề hay tự do gia nhập hoặc rời ngành đang kinh doanh của chủ thể kinh tế.

• Hình thành và đảm bảo quyền tự chủ, quyền tự do liên doanh, liên kết trong các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế.

Cải cách hành chính

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế chung, công nghiệp riêng cần xây dựng bộ máy nhà nước có đủ năng lực thúc đẩy các chủ thể kinh doanh phát triển trong môi trường cạnh tranh khu vực và quốc tế, cải cách hành chính là công việc rất khó khăn, lại là nhiệm vụ bức bách trong những năm tới của cả nước cũng như của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Để cải cách hành chính thực sự có hiệu quả, cần giả quyết đồng bộ với quyết tâm cao về nhiều vấn đề: tư tưởng, tổ chức và chính sách. Vì vậy cần có sự chỉ đạo sát sao và kiên quyết của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương.

Để công tác cải cách hành chính có hiệu quả cao, cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Đẩy mạnh đổi mới công tác xây dựng thể chế, trước hết là thể chế kinh tế, tạo môi trường pháp luật thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế - xã hội.

- Kiện toàn hợp lý bộ máy nhà nước.

- Đào tạo, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức.

Tăng cường vai trò của nhà nước

Tăng cường vai trò của nhà nước nhìn dưới góc độ phát triển công nghiệp cần:

• Một là, phải đổi mới tư duy và phương thức hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.

• Hai là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế gồm:

- Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường. - Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế. - Đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hóa.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả... - Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước .

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w