Những tồn tại cần khắc phục trong lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 80 - 83)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

2. Những tồn tại cần khắc phục trong lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ.

nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ.

2.1.Đầu tư cho khoa học kĩ thuật và các ngành công nghiệp kỹ thuật cao còn nhiều hạn chế.

Trình độ công nghệ, cơ cấu công nghệ nhìn chung không chưa đáp ứng yêu cầu, việc đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao còn chậm. Trong vùng có khu công nghệ cao Hoà Lạc, song hình thành rất chậm. Các khu công nghệ khác có tỷ lệ lấp đầy thấp (12%, thấp nhất cả nước) và trình

là ngành mới phát triển, nhưng trình độ công nghệ nhìn chung chỉ ở mức trung bình, tập trung chủ yếu vào lắp ráp CKD, chỉ có khoảng 6 - 7% lắp ráp IKD; sản xuất linh kiện không đáng kể (năm 2002, có 16 doanh nghiệp đang hoạt động và sản xuất : 1,6 triệu ti vi, 78 triệu mạch in, 3 triệu tuner,789 triệu tụ, 7 triệu starter; sản phẩm lắp ráp trong nước tiêu thụ chậm so với hàng nhập lậu từ Đài Loan, Malaixia, Xingapo,... Bước đầu lắp ráp VIDEO, radio, catsette,... nhưng chất lượng chưa cao)

Đại bộ phận các thiết bị, công nghệ của ngành cơ khí đều đã có cách đây trên 20 năm nên rất lạc hậu về kỹ thuật, độ chính xác kém, tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao còn rất thấp. Trang thiết bị của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo động cơ (chủ yếu là sản xuất động cơ điện và máy bơm nước) đều cũ. Năng lực sản xuất hiện có còn thấp xa hơn nhiều so với yêu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường của vùng Bắc Bộ.

Công nghiệp sản xuất máy biến thế và thiết bị điện cũng rất nhỏ bé. Nhu cầu thị trường có nhưng khả năng sản xuất lại hạn chế, chưa được các nhà đầu tư quan tâm.

Các ngành sản xuất vật liệu, đặc biệt vật liệu mới tạo tiền đề để cho các ngành công nghiệp khác phát triển lại chưa hình thành. Ngành sản xuất thép mới chỉ sản xuất thép xây dựng thông thường.

Công nghiệp may mặc, dệt và da, giầy cũng được xác định là mũi nhọn của các tỉnh,, nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên; tuy vẫn còn mức tăng trưởng tương đối khá (khoảng 10%) nhưng chủ yếu vẫn là gia công, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, chưa chủ động được nguyên liệu và phụ kiện nên kim ngạch xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng thấp (chỉ chiếm khoảng 25 - 30%), hiện đang gặp khó khăn về thị trường nên không phát triển được như quy hoạch.

Do đó, chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá trong vùng chưa cao. Chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên chi phí sản xuất tăng nhanh hơn giá trị sản xuất, giá nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ

chủ yếu cao hơn nhiều so với giá quốc tế và khu vực. Nhịp độ tăng năng suất lao động giảm. Vì vậy sức cạnh tranh chuyển biến không đáng kể.

2.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho công nghiệp chưa cân đối giữa các vùng

Như trong nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp theo tỉnh, thành phố, mặc dù trong những năm qua, cơ cấu vốn đầu tư đã trải rộng ra các tỉnh trong vùng nhưng vấn đề cân đối vốn đầu tư theo tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Hầu hết các dự án lớn và vốn đầu tư cho công nghiệp chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc, khu tam giác kinh tế (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) của vùng KTTĐ Bắc Bộ, còn các tỉnh còn lại (nhất là những tỉnh mới bổ xung vào vùng KTTĐ Bắc Bộ) chiếm tỷ trọng rất ít. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cầu kinh tế của vùng. Trong khi các tỉnh khu tam giác kinh tế phát triển khá tốt thì các tỉnh còn lại của vùng kinh tế chưa phát triển mạnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ bản nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 40%). Bình quân GDP/người của các tỉnh này của vùng chỉ bằng 49% các tỉnh phía Bắc vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh mới của vùng chỉ đạt khoảng 7,3% trong khi các tỉnh thuộc tam giác kinh tế của vùng đạt trên 10%. Nhìn chung sự phát triển và mức sống của dân cư hai tiểu vùng còn chênh lệch lớn, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như phải có biện pháp chuyển bớt công nghiệp về các tỉnh mới phát triển để tiểu vùng này có thể bứt lên.

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w