0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ (Trang 76 -80 )

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

1. Những thành tựu đạt được

1.1. Đầu tư phát triển công nghiệp phát huy vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy công nghiệp vùng phát triển. thúc đẩy công nghiệp vùng phát triển.

Từ thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ: về cơ cấu vốn đầu tư, về số dự án và tình hình thực hiện các dự án đó, thực trạng đầu tư tại các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp chúng ta có thể thấy được những kết quả đạt được rất lớn trong lĩnh vực đầu tư. Như phân tích ban đầu, đầu tư có tác động rất lớn đối với sự phát triển công nghiệp cả về định tính (hoàn thành cao nhất nhiệm vụ KT - XH đặt ra ) lẫn định lượng (hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hiệu quả đầu tư hỗ trợ vốn ngắn hạn và dài hạn ...). Trong những năm qua, đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ đã thực sự giữ được vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghiệp vùng nói riêng, phát triển công nghiệp và nền kinh tế của cả nước nói chung.

Thứ nhất, đầu tư phát triển công nghiệp vài năm gần đây làm tăng sản lượng, lợi nhuận tăng thêm, nộp ngân sách tăng thêm, việc làm tăng thêm.

Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ bản công nghiệp có hiệu quả ở năng lực sản xuất tăng thêm, tăng cơ cấu hạ tầng xã hội chủ nghĩa, xúc tác để thu hút các nguồn đầu tư khác.

Bảng 14: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) Đơn vị: % 1997 - 2000 2001 - 2004 Tổng GDP Trong đó: - Công nghiệp - Xây dựng

- Nông lâm nghiệp - Dịch vụ 100 27,7 4,8 25,1 42,4 100 35,9 11,0 10,0 43,1

Nguồn: Tổng kết thực hiện quy hoạch phát triển vùng KTTĐ BB thời kỳ 1997-2004 - Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ - Bộ KH - ĐT

Thứ ba, các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước đã khắc phục được tình trạng kém phát triển, khả năng cạnh tranh yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ triền miên nhờ vào chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh có hiệu quả cao đối với các chỉ tiêu sản lượng tăng thêm; lợi nhuận tăng thêm, lợi nhuận giữ lại tăng thêm (để thực hiện tái đầu tư mở rộng); nộp ngân sách tăng thêm tính cho mỗi đồng vốn đầu tư dài hạn; chỗ làm việc tăng thêm góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm bớt tệ nạn xã hội bắt nguồn từ thiếu việc làm gây ra, nâng cao đời sống xã hội của người dân trong vùng.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm (%) phân theo khu vực kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ. 1995/20 00 2002/20 03 K V 1 K V 2 K V 3 K V 4 K V 5 T æn g 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%

KV1: Công nghiệp nhà nước địa phương KV2: Công nghiệp nhà nước trung ương KV3: Công nghiệp ngoài nhà nước. KV4: Khu vực kinh tế trong nước.

KV5: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2. Các ngành công nghiệp phát triển, khu công nghiệp hoạt động hiệu quả lại khuyến khích hoạt động đầu tư. quả lại khuyến khích hoạt động đầu tư.

Đến lượt mình, khi các ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp đạt hiệu quả cao lại ngày càng thúc đẩy hoạt động đầu tư cho giai đoạn sau hoặc đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư cho các ngành công nghiệp mới và có triển vọng phát triển.

Động lực chính thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn chính là lợi nhuận. Điều này đúng với các nhà đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Ngay cả với nhà đầu tư là chính phủ thì hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư cũng được

quan tâm. Nhất là sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, bất cứ đồng vốn nào bỏ ra cũng đều phải tính toán để thu về hiệu quả cao nhất (trong đầu tư phát triển công nghiệp, hiệu quả trực tiếp chính là lợi nhuận). Vì vậy, bất cứ ngành nào, vùng nào có tỷ suất lợi nhuận cao, vo hình chung sẽ thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Và sự thu hút vốn đầu tư từ việc sản xuất kinh doanh có lãi sẽ mạnh mẽ và hiệu quả hơn bất cứ một chính sách thu hút vốn đầu tư nào được chính phủ hoặc chính quyền của vùng đó đề ra.

Trong những năm qua, ngoài việc tăng cường các chính sách thu hút đầu tư, nguyên nhân chính để hoạt động đầu tư của vùng KTTĐ Bắc Bộ trở nên sôi động và ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước là các ngành công nghiệp đã hoạt động hiệu quả và đem lại tỷ suất lợi nhuận cao so với các vùng lân cận cũng như trên cả nước. Đặc biệt, sự mở rộng của các khu công nghiệp cũ và sự phát triển của các khu công nghiệp mới, đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp đạt hiệu quả là một nhân tố quan trọng khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cho giai đoạn tiếp sau.

Do đó, để ngành công nghiệp của vùng phát triển không ngừng, ngoài việc hoạch định chính sách vi mô và vĩ mô hợp lý thì việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp có hiệu quả là một biện pháp rất quan trọng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ (Trang 76 -80 )

×