II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ
2. Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất công nghiệp.
kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và lưu thông hàng hoá giữa các vùng. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại là cơ sở thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển nhanh, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp, góp phần tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Những vấn đề này sẽ trở thành những tiền đề để tăng hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp ở giai đoạn tiếp theo.
2. Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất công nghiệp. nghiệp.
Như trong thực trạng đã đề cập, tình hình nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ có được quan tâm. Chất lượng lao động trực tiếp cũng như đội ngũ các nhà quản lý đều cao hơn các vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập như: lao động mặc dù có kỹ thuật cao nhưng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp, đặc biệt khi ngành công nghiệp kỹ thuật cao đang chiếm ưu thế, cơ cấu lao động đào tạo theo ngành nghề chưa phù hợp với yêu cầu phát triển ngành công nghiệp thực tế, lao động làm không đúng ngành nghề được đào tạo, tình trạng thừa thầy thiếu thợ... Chính vì vậy, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một việc làm cực kỳ quan trọng và cấp bách không chỉ đối với ngành công nghiệp mà của cả nền kinh tế nói chung.
Sau khi luận chứng, xác định nguồn nhân lực có thể huy động để cung cấp cho việc xây dựng và vận hành sản xuất thì giải pháp cung cấp hợp lý, đúng yêu cầu nguồn nhân lực là rất cần thiết. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cần hiểu là bao gồm cả đào tạo, sử dụng và tái đào tạo.
Đào tạo nguồn nhân lực: Trong quá trình hay cả trước giai đoạn xây
dựng cơ sở sản xuất, cần quan tâm vấn đề đào tạo. Xác định được lực lượng lao động cần đào tạo theo ngành nghề, số lượng, chất lượng, trình độ tiếp thu công nghệ mới, trình độ ngoại ngữ. Rất cần thiết chú ý tới tỷ lệ hợp lý giữa các loại lao động sau với nhau: lao động có tay nghề cao, lao động có chuyên môn, lao động chuyên sâu và lao động làm thợ. Cần phải đào tạo theo yêu cầu của cơ sở sản xuất và của cả khu, cụm, điểm phát triển công nghiệp của vùng.
Sử dụng nguồn nhân lực: Cần khắc phục tình trạng lao động không
được làm đúng chuyên môn, ngành nghề đã được đào tạo. Hết sức tránh tình trạng bố trí người lao động trái ngành nghề được đào tạo.
Vấn đề tái đào tạo hoặc đào tạo lại: Cần được quan tâm đúng mức,
đúng thời điểm đối với người lao động sao cho không quá muộn đối với họ. Nếu số lượng lao động bố trí trái ngành nghề hay số lao động có thâm niên cao càng nhiều thì việc tái đào tạo lại càng được quan tâm sớm hơn và có kế hoạch chi tiết hơn.
3. Có chính sách đầu tư hiệu quả để phát triển công nghiệp.
Chính sách đầu tư thể hiện chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, là cơ sở quyết định thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Những năm vừa qua, nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung và ngành công nghiệp nói riêng có bước phát triển vượt bậc, chứng tỏ chính sách đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được chú trọng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong đầu tư. Vì vậy, xây dựng chính sách đầu tư hợp lý có ý nghĩa quan trọng để phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế vùng. Chính sách đầu tư phải phù hợp với vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, phù hợp với sự đóng góp của vùng trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Trong những năm tới cần tiếp tục tăng tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho vùng. Lượng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần được ưu tiên cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... Cần chú ý lượng vốn đầu tư “đủ tầm” để tạo ra được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, bền vững, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, lâu dài.
Chính sách đầu tư cho vùng phải đảm bảo phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, gắn liền với sự phát triển ổn định, cân đối và bền vững của nền kinh tế. Nhanh chóng khắc phục quan điểm chú trọng khai thác tiềm năng tự nhiên, hướng đầu tư chuyển sang vừa kết hợp khai thác và đầu tư tái tạo nhằm duy trì tiềm năng thế mạnh của vùng, đảm bảo tính hiệu quả cao trong các chương trình trọng điểm trên địa bàn và gắn liền với việc phát triển một nền sản xuất hàng hoá.
Chú trọng hướng đầu tư theo các chương trình, dự án nhưng trên cơ sở rà soát và thẩm định chặt chẽ, chỉ đầu tư cho dự án có cơ sở khoa học, thiết thực và có tác dụng lan truyền, kích thích sự phát triển của cả vùng. Hạn chế tối đa tình trạng lạm phát dự án nhằm tập trung vốn đầu tư cho chương trình, dự án đã được phê duyệt, tạo ra sự tác động có hiệu lực của việc đầu tư phát triển công nghiệp của vùng.
Việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cần ưu tiên cho khoa học và công nghệ. Đồng thời làm tốt công tác hướng dẫn triển khai thực hiện. Đây là khâu rất quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các dự án đầu tư phát triển công nghiệp.
Thực hiện tập trung đầu tư “đủ độ”, đúng tiến độ, dứt điểm các chương trình, dự án quan trọng. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của vùng góp phần thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.
hướng đầu tư xây dựng các công trình vừa và nhỏ, có tác dụng phục vụ trực tiếp sản xuất