0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Cơ chế phân cấp quản lý tài chính của BĐHB cho các đơn vị trực thuộc:

Một phần của tài liệu CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 37 -44 )

III- Chiến lợc phát triển chung của Bu điện tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tới :

2- Doanh thu khác:

2.2. Cơ chế phân cấp quản lý tài chính của BĐHB cho các đơn vị trực thuộc:

căn cứ nội dung quyết định thực hiện chi và thanh toán với BĐHB.

+ Quỹ khuyến khích tài năng:

. Dùng để khen thởng cho con em CNVC có thành tích học tập xuất sắc trong năm, hoặc đạt các danh hiệu học sinh giỏi các cấp, sinh viên giỏi tại các trờng cao đẳng, đại học...

. Nộp về VNPT theo tỉ lệ qui định

. Quỹ khuyến khích tài năng đợc quản lý tập trung tại BĐT, các đơn vị trực thuộc căn cứ nội dung quyết định thực hiện chi và thanh toán với BĐT.

2.2. Cơ chế phân cấp quản lý tài chính của BĐHB cho các đơn vị trực thuộc: vị trực thuộc:

2.2.1. Quản lý TSCĐ, công cụ lao động, chi phí, doanh thu tại các đơn vị trực thuộc:

*Quản lý và sử dụng tài sản, vốn cấp phát:

-BĐT giao quyền quản lý, sử dụng tài sản phù hợp với qui mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Giám đốc đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trớc Giám đốc BĐT về hiệu suất sử dụng tài sản đợc giao. -Giám đốc đơn vị trực thuộcđợc quyền điều chuyển tài sản trong nội bộ của đơn vị (trừ tài sản đặc thù). Hàng quí phải báo cáo về BĐT tình hình điều chuyển và cập nhật tình hình điều chuyển tài sản tại đơn vị. Những tài sản đặc thù khi đơn vị có nhu cầu điều chuyển nội bộ phải trình giám đốc BĐT và chỉ đợc thực hiện khi có quyết định. Mọi tài sản điều chuyển, di chuyển đến đơn vị ngoài phải có quyết định của Giám đốc BĐT.

-Các đơn vị trực thuộc phải mở sổ chi tiết tài sản để theo dõi TSCĐ đợc giao và sổ công cụ, dụng cụ tự mua sắm theo phân cấp. Trong đó phải thể hiện cụ thể ngời hoặc đơn vị đợc giao quản lý, tình hình biến động, tình trạng kỹ thuật của tài sản. Cuối mỗi quý, căn cứ vào thông báo tài sản tăng, giảm từ BĐT và thực hiện các quyết định điều chuyển của các cấp lãnh đạo, đơn vị xác nhận và cập nhập vào sổ chi tiết tại đơn vị.

-Việc phân cấp cho các đơn vị trực thuộc mua sắm TSCĐ, đầu t XDCB có qui mô nhỏ, sửa chữa TSCĐ đơn vị thực hiện theo qui định cụ thể riêng của BĐT Hoà bình.

Quản lý sử dụng vốn đợc cấp phát thanh toán nội bộ. BĐT cấp phát vốn và giao cho đơn vị trực thuộc sử dụng trong hoạt động kinh doanh và công tác đâù t XDCB tại đơn vị mình. Vốn cấp phát là tiền, vật t, các khoản trừ nộp trong kinh doanh. Các đơn vị trực thuộc căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ XDCB hàng năm để xác định mức tồn kho nguyên nhiên vật liệu cho phù hợp với vốn đợc phân cấp. Không đợc sử dụng các khoản phải nộp trong kế hoạch để mua hàng hoá, vật t vật liệu dự trữ tồn kho khi cha có sự phê duyệt của Giám đốc BĐT bằng văn bản. các đơn vị có doanh thu hoặc tiền thu thu hộ lớn hơn mức chi đợc phân cấp, hoặc đợc giao phải nộp về BĐT theo kế hoạch, các đơn vị thiếu đợc

cấp bù. Đối với các khoản cấp hỗ trợ (hoặc nộp cho kinh doanh) của hoạt động ngân vụ, dịch vụ TKBĐ hàng quí phải báo cáo đầy đủ, kịp thời.

*Quản lý công nợ:

Các đơn vị trực thuộc phải mở sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu, phải trả cho từng tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài đơn vị, giữa BĐT và đơn vị trực thuộc. Đối với khoản phải thu hộ của các doanh nghiệp ngoài, phải mở sổ sách theo dõi riêng và hạch toán nh đã hớng dẫn. Đơn vị phải thờng xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình công nợ, phân tích các khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp. Trờng hợp phát sinh các khoản nợ khó đòi phải báo cáo kịp thời về BĐT định kỳ hàng thàng theo qui định. Giám đốc đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh tại đơn vị mình trong từng trờng hợp cụ thể. Đối với khoản thu hộ Bu điện phí (trong và ngoài ngành) phải phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị nhờ thu và đơn vị thu hộ, đề xuất kịp thời những giải pháp thích hợp để thu những khoản nợ đến hạn. Khi xảy ra tổn thất về công nợ, đơn vị trực thuộc phải xác định rõ mức độ thiệt hại, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị và báo cáo về Hội đồng xử lý nợ khó đòi của BĐT để xử lý.

Đối với các khoản nợ khó đòi đề nghị BĐT xử lý, đơn vị trực thuộc phải có trách nhiệm tập hợp hồ sơ bao gồm những bằng chứng đợc qui định của Bộ tài chính và đã đợc BĐT hớng dẫn. Đơn vị trực thuộc chỉ đợc xử lý khi có thông báo bằng văn bản của Hội đồng xử lý BĐT.

2.2.2. Quản lý doanh thu:

Doanh thu của các đơn vị trực thuộc bao gồm doanh thu kinh doanh BCVT và doanh thu hoạt động khác. Trong đó doanh thu đợc chia còn đợc hiểu là doanh thu phân chia nội bộ của các đơn vị trực thục nh: chia cớc dịch vụ viễn thông, bán thẻ...

-Đối với quản lý doanh thu, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm sau: +Tổ chức hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản doanh thu phát sinh tại đơn vị theo từng loại sản phảm, dịch vụ trong hoạt động SXKD và hoạt động khác.

+Xác định đúng, đủ các khoản thuế GTGT cho từng loại hoạt động SXKD theo qui định luật thuế GTGT và các văn bản hớng dẫn của VNPT và BĐT, phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán.

+Không đợc để ngoài sổ sách kế toán bất kỳ khoản doanh thu phát sinh nào. Cá nhân, tập thể vi phạm hoặc liên quan đến vi phạm, tuỳ theo mức độ phải chịu xử lý theo quy định hiện hành.

2.2.3.Quản lý chi phí :

Chi phí tại đơn vị trực thuộc là chi phí trực tiếp tại đơn vị liên quan đến hoạt động SXKD và hoạt động khác.

-Chi phí hoạt động SXKD bao gồm các chi phí trong hệ số và ngoài hệ số liên quan đến hoạt động SXKD của đơn vị nh:

+Chi nguyên nhiên vật liệu, động lực. +Chi sửa chữa thờng xuyên TSCĐ.

+Chi phí nhân công: Tiền lơng, thu nhập (không bao gồm các khoản chi tập trung nh BHXH, BHYT).

+Chi phí dịch vụ thuê ngoài. +Chi phí bằng tiền khác.

-Việc quản lý chi phí đợc quy định nh sau:

+Chi phí trong hệ số là các khoản chi phân cấp cho đơn vị chủ động thực hiện giao hàng quí.

+Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, động lực... (vật t ) là giá trị vật t đã sử dụng cho hoạt động SXKD và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm quản chi phí vật t theo mức tiêu hao và đơn giá:

. Mức tiêu hao vật t đợc áp dụng theo định mức tiêu hao đã đợc ban hành theo qui định chung của Nhà nớc trong các khâu: bảo quản, vận chuyển, chế biến... trong quá trình SXKD. Trờng hợp các loại vật t cha có định mức tiêu hao qui định cụ thể, các đơn vị trực thuộc phải xây dựng, trình Giám đốc duyệt và chỉ đợc áp dụng khi Giám đốc BĐT đồng ý bằng văn bản.

+Chi phí sửa chữa tài sản: các đơn vị trực thuộc chủ động thực hiện sửa chữa tài sản khi bị hỏng hóc do thiên tai, sự cố bất thờng gây ra. Đồng thời phải báo cáo ngay thiệt hại và chi phí khắc phục hậu quả với BĐT. Việc duy tu, sửa chữa, bảo dỡng định kỳ ( sửa chữa thờng xuyên ) TSCĐ theo kế hoạch phân bổ chi ( trong hệ số ) của BĐT.

Trờng hợp xảy ra h hỏng đối với TSCĐ (cháy, nổ, sét...) đã đợc mua bảo hiểm, các đơn vị xử lý theo hớng dẫn của BĐHB và cơ quan bảo hiểm.

+Chi phí tiền lơng, các khoản phụ cấp có tính chất lơng, tiền ăn ca: . Chi phí tiền lơng của đơn vị trực thuộc bao gồm tiền lơng cơ bản, phụ cấp có tính chất lơng, và phân phối thu nhập trả cho ngời lao động theo chế độ hiện hành.

. Tiền lơng, phân phối thu nhập phải quản lý chặt chẽ thực hiện chi đủ, chi đúng mục đích, gắn kết với kết quả hoạt động SXKD trên cơ sở định mức lao động, đơn giá tiền lơng (hệ số thu nhập) đã đợc BĐT Hoà Bình duyệt.

. Tiền lơng và phân phối lại thu nhập của đơn vị đợc sử dụng để:

.. Chi trả cho CBCNV của đơn vị theo qui chế phân phối thu nhập đã đ- ợc BĐT ban hành.

.. Chi thuê phát xã.

Các khoản chi phí về tiền lơng các đơn vị trực thuộc phải thể hiện đầy đủ trên sổ lơng theo qui định của Bộ luật lao động, hớng dẫn của BĐT Hoà Bình.

. Tiền lơng làm thêm giờ, chi phí ăn ca: các đơn vị trực thuộc đợc chủ động thực hiện theo hớng dẫn của BĐT và của VNPT, là các khoản chi đợc cân đối trong hệ số chi của các đơn vị (không nằm trong hệ số thu nhập). Ngoài ra các đơn vị trực thuộc phải căn cứ pháp lệnh Thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao và các hớng dẫn của các cấp liên quan để xác định đúng, đủ mức thuế thu nhập phải nộp của từng CNVC, đợc trừ qua thu nhập để nộp về BĐHB.

+Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí sửa chữa tài sản thuê ngoài, thuê thu cớc, thuê thu nợ khó đòi, điện nớc, bốc xếp, vận chuyển, chi phí cho điểm BĐVH, hoa hồng đại lý, môi giới, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm, thuê t

vấn, chi phí giao dịch ngân hàng, chi phí cho các khoản nợ thu hồi đã xoá... và các dịch vụ thuê ngoài khác.

Các khoản chi đợc hạch toán theo thực tế phát sinh do Giám đốc đơn vị trực thuộc duyệt và chịu trách nhiệm.

+Chi phí bằng tiến khác: là các khoản chi ( ngoài nội dung trên) bao gồm: Thuế sử dụng đất, lệ phí cầu phà, tiếp tân, khánh tiết, quảng cáo, khuyến mại... Các khoản chi này phải gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện theo hớng dẫn của VNPT.

+Chi ngoài hệ số:

Chi ngoài hệ số tại đơn vị là các khoản chi hợp lý, có đầy đủ chứng từ hợp pháp đợc Giám đốc BĐT duyệt cấp bổ xung trong kỳ; các khoản chi phát sinh cha đợc giao trong kế hoạch; các khoản chi hộ BĐT và đợc xác định là chi phí sản xuất tại đơn vị. Các khoản chi ngoài hệ số phải đợc Giám đốc duyệt bằng văn bản. Các đơn vị căn cứ tính chất, nội dung để hạch toán nh các khoản chi trong hệ số.

+Các khoản chi tập trung: Đối với các khoản mục chi quản lý tập trung cha phân cấp, các đơn vị phải đăng ký trong kế hoạch tài chính tại đơn vị mình:

. Sửa chữa TSCĐ các loại: Các đơn vị trực thuộc phải căn cứ tình trạng thực tế của tài sản do đơn vị mình quản lý để chủ động lập kế hoạch SCL tài sản tại đơn vị. Giám đốc BĐT sẽ căn cứ năng lực của các đơn vị trực thuộc để quyết định hình thức tổ chức thực hiện. Các khoản chi sửa chữa đối với 4 loại tài sản đặc thù, các đơn vị trực thuộc chỉ đợc thực hiện khi có quyết định của Giám đốc và không đợc hạch toán vào chi phí SXKD tại đơn vị. Các đơn vị thực hiện có trách nhiệm quyết toán về BĐT, BĐT căn cứ quyết toán đợc duyệt để hạch toán vào nguồn trích trớc quản lý tập trung.

. Chi phí đào tạo, chi phí đề tài nghiên cứu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật....đợc trích trừ chi phí chung của Bu điện tỉnh. Các đơn vị chỉ đợc triển khai khi đã đợc Giám đốc BĐT duyệt và có trách nhiệm quyết toán với BĐT khi hoàn thành công việc.

. Đối với chi phí sửa chữa, chuyển dịch, thay thế cáp dới 50 đôi của các công trình: Hàng năm các đơn vị trực thuộc phải chủ động xây dựng kế hoạch, đăng ký thực hiện với BĐT từng công trình cụ thể. Khi đợc duyệt phải tổ chức thực hiện và có trách nhiệm quyết toán với BĐT các khoản chi theo thực tế nhng không đợc vợt quá mức chi theo qui định, nội dung quyết toán thực hiện theo qui định cụ thể của VNPT và BĐT.

. Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể: Nguồn kinh phí chi của các tổ chức Đảng, đoàn thể đợc lấy từ nguồn kinh phí của các tổ chức này, nếu không đủ chi thì khoản chênh lệch thiếu đợc hạch toán vào chi phí hoạt động SXKD của đơn vị.

. Chi trợ cấp thôi việc cho ngời lao động thực hiện theo qui định của Nhà nớc, BĐT căn cứ các văn bản hớng dẫn của VNPT để thực hiện. Mọi trờng hợp Giám đốc BĐHB giao cho đơn vị thực hiện, đơn vị thanh toán với BĐT để hạch toán tập trung.

Các đơn vị trực thuộc không đợc hạch toán vào chi phí SXKD các khoản sau:

- Các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật.

- Các khoản đầu t XDCB, mua sắm TSCĐ, các khoản đầu t khác.

- Các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động SXKD. - Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.

-Chi phí hoạt động khác:

Chi phí hoạt động khác bao gồm chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thờng. Các đơn vị chủ động thực hiện và hạch toán chi phí theo thực tế phát sinh khi có đủ chứng từ hợp lệ.

+Chi hoạt động tài chính bao gồm:

. Chi chiết khấu thanh toán cho ngời mua hàng hoá, dịch vụ khi thanh toán trớc hạn qui định. Đối tợng đợc hởng, mức chiết khấu đợc trả thực hiện theo qui định cụ thể của BĐT.

+Chi phí hoạt động khác:

. Chi phí nhợng bán thanh lý tài sản, công cụ, phế liệu. . Chi phạt tiền do vi phạm hợp đồng.

. Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi đã đợc xử lý xoá sổ. . Chi phí thu tiền phạt từ các đối tợng vi phạm.

. Chi phí khác.

2.3.Quản lý bu điện phí ghi nợ:

- Tính cớc: Giá cớc Bu điện phí ghi nợ đợc quản lý tập trung tại bộ phận tính cớc của Công ty điện báo, điện thoại. Hàng tháng Công ty tổ chức tính cớc, in hoá đơn và chuyển xuống cho các bu điện huyện theo dõi và tiến hành thu nợ.

-Có 2 hình thức thu bu điện phí ghi nợ:

+Thu trực tiếp: là hình thức các nhân viên thu nợ đến trực tiếp nhà thuê bao để thu.

+Thu gián tiếp: là hình thức khách hàng tự động đến các đại lý, các điểm giao dịch của bu điện để nộp; hoặc thực hiện chuyển khoản...

Các đơn vị quản lý Bu điện phí ghi nợ đợc phép nợ đọng không quá 10% cớc tháng liền kề. Trờng hợp để nợ đọng quá 10% sẽ bị trừ điểm chất lợng.

Việc xử lý nợ khó đòi của BĐT Hoà Bình đợc thực hiện theo hớng dẫn của VNPT.

Một phần của tài liệu CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 37 -44 )

×