Người đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên bưu chính Viettel (Trang 38 - 39)

Thực hiện theo quy chế đánh giá xếp loại CBCNV của tổng công ty, thẩm quyền đánh giá tại công ty được xét từ trên xuống dưới (Phụ lục 09, trang 2) , tức là cấp trên trực tiếp sẽ đánh giá nhân viên cấp dưới theo đúng cấp quản lý của mình; trong đánh giá quý người lao động tự đánh giá mình theo một biểu mẫu riêng. Tuy nhiên, trong biểu mẫu đánh giá tháng của công ty có sửa đổi thêm là có cả người lao động tự đánh giá.

Như vậy, cách lựa chọn người đánh giá của công ty hiện nay mới chỉ là cách thức đánh giá một chiều (theo chiều từ trên xuống) chứ chưa có sự tham giá đánh giá của cấp dưới đối với cấp trên. Nhược điểm của phương thức này là cấp trên trực tiếp có thể chỉ nhấn mạnh vào một vài khía cạnh mà bỏ qua các khía cạnh khác. Ngoài ra, theo cách thức này thì người lao động luôn ở thế bị động, luôn chịu một áp lực vô hình từ phía cấp trên do trong họ luôn lo sợ bị cấp trên đánh giá thấp. Đặc biệt khi kết quả này lại gắn liền với lợi ích vật chất của họ đó chính là tiền lương, thưởng hàng tháng của họ. Hơn nữa, trường hợp những cán bộ lãnh đạo như giám đốc, phó giám đốc công ty, hay giám đốc, phó giám đốc trung tâm, đơn vị thì chỉ có cấp quản lý cao hơn của họ đánh giá. Mà những người quản lý này thường lại rất ít khi tiếp xúc họ vì phụ thuộc vào vấn đề khoảng cách địa lý. Nên kết quả đánh giá của những đối tượng này chưa nêu lên được kết quả chính xác, toàn diện mọi mặt. Trong những trường hợp này, chỉ những nhân viên chịu sự quản lý trực tiếp của họ mới là những người có khả năng đánh giá chính xác nhất hiệu quả làm việc, năng lực quản lý của họ. Và khi đó, cấp trên cũng sẽ ý thức đến nhu cầu của cấp dưới và sẽ quản lý tốt hơn. Sự đánh giá hai chiều ( cả cấp trên và cấp dưới) sẽ đem lại kết quả đánh giá chính xác và công bằng hơn.

Theo kết quả điều tra bảng hỏi, hầu hết tất cả người lao động trong công ty đều lựa chọn phương thức kết hợp nhiều người đánh giá (Biểu 2.3).

38% 19% 23% 9% 11% 1, 2, 3, 5 1, 2, 3 1, 3, 5 1, 3 Khác

1. cấp trên trực tiếp 2. Cấp dưới 3. Đồng nghiệp 4. Khách hàng 5. Tự đánh giá

Biểu 2.3 Ý kiến về lựa chọn người đánh giá

Như vậy, có đến 38% người lao động lựa chọn người đánh giá nên bao gồm cả cấp trên trực tiếp, cấp dưới, đồng nghiệp và tự đánh giá; 9% lựa chọn là cấp trên trực tiếp, cấp dưới và đồng nghiệp; 11% lựa chọn là cấp trên trực tiếp, cấp dưới và tự đánh giá. Qua những con số này, ta có thể thấy người lao động vẫn chưa hài lòng với cách lựa chọn người đánh giá hiện nay của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên bưu chính Viettel (Trang 38 - 39)