Theo quy trình đánh giá của công ty thì trong đánh giá quý và năm người đánh giá theo thẩm quyền sẽ tổ chức họp thông báo công khai và giải thích cho CBCNV được đánh giá. Còn trong đánh giá tháng thì chỉ thông báo kết quả đánh giá. Hơn nữa, những cuộc họp này cũng chỉ dừng ở chỗ thông báo kết quả đánh giá và nhận xét chung chung chứ chưa có sự gặp mặt riêng giữa người được đánh giá và người đánh giá (chưa có phỏng vấn đánh giá). Với cách phản hồi này, cán bộ quản lý sẽ khó nắm được nguyên nhân những sai sót, những đề đạt, nguyện vọng của cá nhân NLĐ một cách sâu sắc do bị hạn chế về mặt thời gian (thường mỗi cuộc họp như thế này chỉ diễn ra trong vòng 30 phút). Vì người lao động sẽ không cảm thấy thoải mái khi đưa ra ý kiến trước nhiều người, và người quản lý cũng ngại nhận xét những nhược điểm của nhân viên mình. Khi đó, người quản lý và nhân viên cũng sẽ ít hiểu nhau hơn dẫn đến khó khăn trong việc định hướng cho công việc kỳ tới (mà đơn thuần chỉ là giao việc và NLĐ thực hiện).
Mặt khác việc phản hồi thông tin đánh giá mới chỉ diễn ra trong một phòng, một bộ phận chứ chưa được tổ chức với quy mô toàn công ty. Vì thế người người lao động sẽ không so sánh được với kết quả đánh giá của đồng nghiệp ở các phòng ban khác, người lãnh đạo cũng không được nghe những ý kiến phản hồi từ chính người được đánh giá nên sẽ không hiểu được những thuận lợi và khó khăn mà nhân viên đó gặp phải trong quá trình thực hiện
công việc, không biết được người lao động cần được cung cấp, đáp ứng những điều kiện gì để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Để tìm hiểu xem người lao động có hài lòng về hệ thống thông tin phản hồi và phỏng vấn đánh giá của công ty hay không? Qua bảng hỏi tôi đã thu được kết quả sau:
0% 11% 36% 53% Rất hài lòng Hài lòng Tương đối hài lòng(lúc có lúc không) Chưa hài lòng
Biểu 2.7: Mức độ hài lòng của nhân viên công ty về cách phản hồi kết quả đánh giá
Có thể thấy, hầu hết người lao động đều không hài lòng với cách phản hồi về kết quả đánh giá của công ty hiện nay. Có đến 53% lựa chọn phương án chưa hài lòng, 36% là chọn phương án có lúc hài lòng có lúc không. Đây là một hạn chế rất lớn của công ty vì thông tin phản hồi (phỏng vấn đánh giá) có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện mục tiêu của công tác ĐGTHCV.