II. Quan điểm và định h−ớng phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam thời gian tớ
2.2.4. Định h−ớng phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam:
Chắc chắn trong những năm tới, siêu thị của Việt Nam phát triển theo h−ớng kế thừa những mô hình phát triển siêu thị trên thế giới. Xu h−ớng phát triển tới năm 2010 của hệ thống siêu thị ở Việt Nam là:
- Tăng số l−ợng siêu thị mới một cách hợp lý: Trong thời gian từ nay tới năm 2010, tốc độ CNH và đô thị hoá ở Việt Nam chắc chắn sẽ rất năng động. Nhiều thành phố mới, khu công nghiệp tập trung dân c− sẽ tiếp tục hình thành và phát triển bên cạnh sự tiếp tục mở rộng của các thành phố lớn hiện nay. CNH, đô thị hoá, mức sống và thu nhập của ng−ời dân đ−ợc nâng cao sẽ dẫn đến sự tăng khách quan về mặt l−ợng các siêu thị mới. Vấn đề là việc quản lý của chúng ta phải xem xét số l−ợng siêu thị sẽ tăng bao nhiêu, mở ra ở đâu, quy mô nh− thế nào là hợp lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động siêu thị.
- Mở rộng quy mô và cải thiện chất l−ợng hệ thống siêu thị: Hiện tại chỉ có 22% số siêu thị ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn siêu thị loại I và II, 44% siêu thị đạt tiêu chuẩn loại III, số còn lại không phân loại đ−ợc. Thời gian tới năm 2010 sẽ không còn siêu thị không thể phân loại, đ−a chúng trở về đúng nghĩa là cửa hàng tạp hoá (bán hàng tự chọn), phấn đấu để có tỷ trọng hợp lý hệ thống siêu thị văn minh hiện đại trong đó siêu thị loại vừa và lớn (loại I và II)
100
sẽ tăng tỷ trọng từ 22% hiện nay lên ít nhất là 50%, còn siêu thị loại nhỏ duy trì ở tỷ trọng hiện nay. Ngoài ra, tuy rằng các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tự mình xếp loại siêu thị cho phù hợp nh−ng cũng cần phải khẳng định rằng các siêu thị xếp vào loại nào phải đáp ứng đúng các tiêu chuẩn quy định của văn bản pháp luật về siêu thị loại đó. Chỉ có đảm bảo nh− vậy chúng ta mới hình thành và phát triển đ−ợc hệ thống siêu thị văn minh hiện đại theo đúng nghĩa ở Việt Nam.
- Đa dạng hoá và phát triển mới tập hợp hàng hoá kinh doanh trong siêu thị: tập hợp hàng hoá kinh doanh siêu thị sẽ đ−ợc đa dạng hoá hơn nữa và có sự bổ sung thêm các mặt hàng thực phẩm t−ơi sống, sản xuất theo ph−ơng pháp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Việt Nam sản xuất. Đây sẽ là sự bổ sung có ý nghĩa, giúp hình thành lên hệ thống liên kết phân phối dọc vững chắc vừa đảm bảo chất l−ợng, hiệu quả của kinh doanh siêu thị, vừa giúp cho nhà sản xuất mở rộng và phát triển sản xuất theo h−ớng sản xuất lớn, áp dụng các ph−ơng pháp sạnh, vừa đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho ng−ời tiêu dùng và tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội…
- Giá cả hàng hoá trong các siêu thị sẽ đ−ợc đảm bảo ở mức hợp lý so với hiện nay để có thể cạnh tranh với các loại hình cửa hàng khác trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng của cả n−ớc.
- Kinh doanh siêu thị sẽ gắn liền với khu vui chơi giải trí, thị tr−ờng th−ơng mại sẽ do các nhà kinh doanh siêu thị chuyên nghiệp, tầm cỡ lớn về vốn lẫn kinh nghiệm quản lý điều hành.
- Hệ thống siêu thị phải phát triển để trở thành x−ơng sống của hệ thống phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam thời gian tới năm 2010 và kích thích sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình bán lẻ khác kể cả chợ truyền thống.