Thách thức: Thách thức lớn nhất của quá trình hội nhập là cuộc cạnh tranh không cân sức giữa th−ơng nhân Việt Nam với các tập

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 153 - 157)

I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam

1.3.2. Thách thức: Thách thức lớn nhất của quá trình hội nhập là cuộc cạnh tranh không cân sức giữa th−ơng nhân Việt Nam với các tập

cuộc cạnh tranh không cân sức giữa th−ơng nhân Việt Nam với các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia:

22

Hiện nay ở Việt Nam đã có Metro, Espace Buorbon (Pháp), sắp tới sẽ có Parkson, Dairy Farm...Tốc độ và số l−ợng các nhà đầu t− này càng tăng theo đà mở cửa của tiến trình hội nhập. Trong khi đó, chúng ta ch−a có

những cơng ty phân phối có quy mơ lớn, có đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị tr−ờng. Thời gian từ nay tới năm 2007 Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn

toàn thị tr−ờng phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cịn rất ít thời gian để tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thống siêu thị hiện đại đủ sức cạnh tranh với các siêu thị n−ớc ngoài trong quá trình hội nhập sắp tới...

Với một thị tr−ờng tiềm năng cho phát triển hệ thống phân phối nh− Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm, thâm nhập của các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia. Những tập đoàn này sẽ là những đối thủ cạnh tranh đầy −u thế trên thị tr−ờng Việt Nam, tạo ra những thách thức rất lớn

đối với các th−ơng nhân làm phân phối ở Việt Nam từ hình thức bán lẻ

truyền thống nh− các chợ truyền thống, các cửa hàng, cửa hiệu đôc lập tới các doanh nghiệp lớn kinh doanh siêu thị, trung tâm th−ơng mại .

Các đơn vị th−ơng nghiệp trong n−ớc nếu không nhận thức rõ, chuẩn bị đầy đủ và có b−ớc đi thích hợp sẽ bị thua ngay trên “sân nhà” tr−ớc các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia. Điều này cũng đặt ra những thách thức rất

lớn cho công tác QLNN về phát triển thị tr−ờng nội địa trong vai trò chỉ

đạo, điều tiết tiêu dùng và thị tr−ờng bán lẻ theo những định h−ớng của đất n−ớc mình.

II. Quan điểm và định h−ớng phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam thời gian tới thống siêu thị của Việt Nam thời gian tới

2.1. Các quan điểm về phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam:

1. Phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam phải là động lực cho thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ngành th−ơng mại Việt Nam;

2. Phát triển mạng l−ới siêu thị của Việt Nam phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

3. Phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam phải phù hợp và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...

2.2. Định h−ớng phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam thời gian tới năm 2010: gian tới năm 2010:

2.2.1. Định h−ớng quy hoạch phát triển siêu thị của Việt Nam đến năm 2010 năm 2010

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, những cơ sở hình thành và phát triển siêu thị n−ớc ta sẽ đ−ợc củng cố, bổ sung với quá trình CNH, HĐH nền kinh tế, q trình đơ thị hóa, q trình đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng... Một trong những nội dung quan trọng của việc phát triển siêu thị đến

23

năm 2010 là xây dựng quy hoạch siêu thị thống nhất trên phạm vi cả n−ớc. Trong quy hoạch cũng cần phải chú ý đến những nội dung chủ yếu nh−:

- Định h−ớng quy hoạch phát triển siêu thị phải đảm bảo đủ không gian phát triển cho các siêu thị. Không gian ở đây đ−ợc xác định là bán kính phục vụ của các siêu thị, số l−ợng dân c− phục vụ trung bình của các siêu thị, gắn với thành phố, thị xã hay các khu vực dân c− tập trung.

- Định h−ớng quy hoạch phát triển siêu thị theo nguyên tắc khắc phục những hạn chế của loại hình bán lẻ truyền thống nh− quy mô, phạm vi, vệ sinh an tồn thực phẩm, quản lý và kiểm sốt nhà n−ớc...Và phải đảm bảo đ−ợc tính văn minh, hiện đại của các siêu thị.

2.2.2. Định h−ớng phát triển các nhà phân phối kinh doanh siêu thị: thị:

- Việc mở cửa thị tr−ờng siêu thị cần đ−ợc thực hiện theo những cam kết của Việt Nam trong lộ trình hội nhập song ph−ơng, khu vực và đa ph−ơng. Khuyến khích các nhà phân phối n−ớc ngồi đầu t− hoặc liên doanh, liên kết đầu t− xây dựng đại siêu thị và các loại hình t−ơng đ−ơng ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung mới;

- Khuyến khích và hỗ trợ các th−ơng nhân trong n−ớc phát huy lợi thế so sánh am hiểu về phong tục, tập quán và thói quen tiêu dùng của Việt Nam phát triển hệ thống siêu thị: Nhà n−ớc cần dành nhiều −u đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trong n−ớc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các siêu thị trong n−ớc trên thị tr−ờng Việt Nam. Đặc biệt khuyến khích các nhà bán lẻ của Việt Nam đầu t− ra n−ớc ngoài để thâm nhập và chiếm lĩnh thị tr−ờng của các n−ớc trong khu vực và trên thế giới qua đó mà củng cố sức cạnh tranh ở thị tr−ờng nội địa; khuyến khích hoạt động mua lại, sát nhập, các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu thị nhỏ, hình thành lên các tập đồn siêu thị lớn để cạnh tranh với các siêu thị của n−ớc ngồi; khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mơ hình chuỗi siêu thị nhằm tăng c−ờng hiệu quả kinh doanh…

- Nhà n−ớc −u tiên và khuyến khích các th−ơng nhân trong n−ớc kinh doanh siêu thị đứng ra xây dựng các kênh phân phối liên kết dọc vững chắc nhằm phát triển sản xuất hàng hoá lớn cung cấp cho siêu thị, đồng thời đảm bảo lợi ích cho ng−ời tiêu dùng qua việc mua đ−ợc hàng hố tốt, có chất l−ợng cao với giá cả chấp nhận đ−ợc trong mơi tr−ờng an tồn, văn minh và tiện nghi.

- Tăng c−ờng năng lực thể chế và chuyên môn cho các nhà phân phối Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam có thể có đ−ợc 10-15 nhà phân phối lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế đảm bảo cạnh tranh đ−ợc với các tập đoàn phân phối n−ớc ngoài trên thị tr−ờng Việt Nam…

24

2.2.3. Định h−ớng đầu t− xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho các siêu thị. bằng cho các siêu thị.

Chú trọng việc −u tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho các siêu thị đặc biệt là tại các thành phố lớn, các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung...

- Định h−ớng xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho thuận tiện nhu cầu mua sắm của ng−ời dân. Mặt khác cần phải định h−ớng đầu t− theo yêu cầu phát triển của chính bản thân các siêu thị. Vì vậy, trong q trình định h−ớng cần phải xem xét những vấn đề sau: (1) Xu h−ớng gia tăng số l−ợng ng−ời mua tại các siêu thị do những −u điểm v−ợt trội của siêu thị. (2) Xu h−ớng tiêu chuẩn hố những hàng hóa l−u thơng qua các siêu thị địi hỏi phải có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện đáp ứng những tiêu chuẩn đó. Mặt khác tiêu chuẩn của bản thân các siêu thị cũng đ−ợc nâng lên nên cơ sở hạ tầng cũng cần đ−ợc nâng cấp ...

2.2.4. Định h−ớng phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam:

Chắc chắn trong những năm tới, siêu thị của Việt Nam phát triển theo h−ớng kế thừa những mơ hình phát triển siêu thị trên thế giới. Xu h−ớng phát triển tới năm 2010 của hệ thống siêu thị ở Việt Nam là:

- Tăng số l−ợng siêu thị mới một cách hợp lý: Trong thời gian từ nay tới năm 2010, tốc độ CNH và đơ thị hố ở Việt Nam chắc chắn sẽ rất năng động. CNH, đơ thị hố, mức sống và thu nhập của ng−ời dân đ−ợc nâng cao sẽ dẫn đến sự tăng khách quan về mặt l−ợng các siêu thị mới. Yêu cầu của QLNN là phải xem xét số l−ợng siêu thị sẽ tăng bao nhiêu, mở ra ở đâu, quy mô nh− thế nào là hợp lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động siêu thị.

- Mở rộng quy mô và cải thiện chất l−ợng hệ thống siêu thị: Thời

gian tới năm 2010 sẽ không cịn siêu thị khơng thể phân loại, đ−a chúng trở về đúng nghĩa là cửa hàng tạp hoá (bán hàng tự chọn), phấn đấu để có tỷ trọng hợp lý hệ thống siêu thị văn minh hiện đại trong đó siêu thị loại vừa và lớn (loại I và II) sẽ tăng tỷ trọng từ 22% hiện nay lên ít nhất là 50%, cịn siêu thị loại nhỏ duy trì ở tỷ trọng hiện nay…

- Tập hợp hàng hoá kinh doanh trong siêu thị sẽ đ−ợc bổ sung thêm

các mặt hàng thực phẩm t−ơi sống, sản xuất theo ph−ơng pháp sạch, đảm bảo VSATTP do Việt Nam sản xuất. Hình thành lên hệ thống liên kết phân phối dọc vững chắc vừa đảm bảo chất l−ợng, hiệu quả của kinh doanh siêu thị, phát triển sản xuất theo h−ớng sản xuất lớn, áp dụng các ph−ơng pháp sạnh, vừa đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho ng−ời tiêu dùng và tiết kiệm chi phí cho tồn xã hội…

- Giá cả hàng hoá trong các siêu thị sẽ đ−ợc đảm bảo ở mức hợp lý

25

- Kinh doanh siêu thị sẽ gắn liền với khu vui chơi giải trí, thị tr−ờng th−ơng mại sẽ do các nhà kinh doanh siêu thị chuyên nghiệp, tầm cỡ lớn về vốn lẫn kinh nghiệm quản lý điều hành.

- Hệ thống siêu thị phải phát triển để trở thành x−ơng sống của hệ thống phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam thời gian tới năm 2010 và kích thích sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình bán lẻ khác kể cả chợ truyền thống.

2.5. Định h−ớng tổ chức và quản lý hoạt động siêu thị

- Định h−ớng tăng c−ờng công tác quản lý Nhà n−ớc đối với các siêu thị hiện có. Trong những năm tới, yêu cầu tăng c−ờng quản lý Nhà n−ớc đối

với hoạt động siêu thị sẽ ngày càng trở nên cấp bách hơn nhằm đảm bảo thơng thống và tiện lợi cho việc phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam, thực hiện đ−ợc các mục tiêu phát triển th−ơng mại, phát triển kinh tế, xã hội đất n−ớc. Những vấn đề cơ bản của nội dung định h−ớng này cần phải chú trọng vào: (1) Xác định đúng các mục tiêu quản lý nhà n−ớc đối với các siêu thị cần đạt đ−ợc. (2) Xây dựng nội dung quản lý nhà n−ớc đối với các siêu thị theo h−ớng phân định rõ quan hệ giữa nhà n−ớc với các siêu thị nh− là những đơn vị kinh tế đặc thù. (3) Nghiên cứu đổi mới các hình thức và ph−ơng thức quản lý nhà n−ớc đối với các siêu thị.

- Xây dựng ph−ơng thức tổ chức quản lý siêu thị phù hợp với mục tiêu

quản lý đề ra. Nhà n−ớc cần phải có ph−ơng thức quản lý hiệu quả mà

không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của bản thân các siêu thị; Cần tăng c−ờng điều tiết bằng các công cụ pháp luật, các định mức kinh tế kỹ thuật về mặt bằng, diện tích kinh doanh, số l−ợng mặt hàng kinh doanh, các trang thiết bị đảm bảo theo yêu cầu... yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, hỗ trợ marketing cho tiêu thụ nông sản...

- Định h−ớng phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh siêu thị.

Với thực tế nguồn nhân lực còn yếu kém hiện nay, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực kể cả ở cơ quan quản lý Nhà n−ớc về siêu thị và đơn vị kinh doanh siêu thị cũng nh− ng−ời tiêu dùng Việt Nam đều cần đ−ợc đào tạo để nâng cao nhận thức, am hiểu sâu sắc về siêu thị, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt đủ để vận hành và phát triển hệ thống siêu thị ở n−ớc ta thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)