Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 68 - 72)

7. Kết cấu của luận văn:

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

Căn cứ vào những mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng cục hải quan đã đề ra, Cục hải quan Nghệ An và Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò cần triển khai xây dựng các nội dung của Luật Hải quan tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện đại hóa hoạt động quản lý hải quan, từng bước chuyển dần từ phương thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và thủ tục hải quan điện tử.

Áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa và phương tiện vận tải: Kể từ năm 2005, khi bắt đầu triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử đến 6/2014, đã đạt được hiệu quả nhất định, tác động tích cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp (DN), đến cơ quan hải quan và các bộ, ngành liên quan. Các cơ quan bộ, ngành liên quan nhận được sự phối hợp tích cực của cơ quan hải quan trong việc xây dựng các danh mục chuẩn hóa, mã hóa và xây dựng bộ máy chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN; Thúc đẩy quá trình điện tử hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực được Chính phủ giao quản lý của các bộ, ngành. Thủ tục hải quan điện tử đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ hải quan, đưa đến 3 giảm “giấy tờ, thời gian và chi phí”. Tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận và là căn cứ pháp lý để thông quan hàng hóa. Đối với lô hàng được phân luồng xanh, DN chỉ phải khai tờ khai điện tử. Thời gian thông quan giảm, tỷ lệ phân luồng xanh tăng, giảm việc tiếp xúc trực tiếp giữa DN và công chức hải quan trong khâu thông quan.

Áp dụng kỹ thuật QLRR, quản lý tuân thủ DN: Bắt đầu từ 01/01/2006, ngành Hải quan chính thức áp dụng kỹ thuật QLRR làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại; Giải toả được ách tắc tại khâu đăng ký

tờ khai do các thông tin về nợ thuế và chủ hàng sẽ được hệ thống máy tính xác định; Đảm bảo khách quan trong việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, cũng như việc lựa chọn ngẫu nhiên lô hàng phải kiểm tra. Trên cơ sở việc xây dựng, cập nhật, quản lý các hồ sơ rủi ro và hồ sơ DN, đã giúp cho cán bộ, công chức hải quan quản lý, theo dõi các đối tượng có rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, đồng thời, thiết lập tiêu chí phục vụ việc phân luồng kiểm tra trong thông quan và chuyển giao kiểm tra sau thông quan.

Thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994. Theo đó, từ 2002 đến 2005, đã áp dụng 4 phương pháp xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định này. Năm 2004, bỏ hoàn toàn phương pháp xác định trị giá theo bảng giá tối thiểu. Từ năm 2006 đến nay, thực hiện đầy đủ 6 phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định và áp dụng với tất cả kim ngạch hàng nhập khẩu.

Thực hiện kiểm tra sau thông quan. Đã tạo ra biện pháp quản lý phù hợp cho công tác quản lý hải quan hiện đại; Giúp cho DN nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật; Góp phần tích cực chống thất thu thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu; Từng bước có tác dụng ngăn ngừa, răn đe đối với các chủ thể cố ý vi phạm pháp luật hải quan.

Thực hiện đồng bộ điện tử hóa một số hoạt động quản lý hải quan. Ngay từ năm 2005, đã thí điểm thủ tục hải quan điện tử e-Declaration, tuy nhiên áp dụng điện tử hóa đối với hàng hóa chỉ giải quyết được một phần khâu quản lý. Đặc biệt, chưa hỗ trợ tối đa cho đầu vào của quy trình thông quan, do vậy cần xây dựng thiết kế chương trình điện tử hóa các hoạt động của phương tiện vận tải qua e-Manifest, trước mắt áp dụng với hàng hóa, phương tiện qua đường biển. Việc kết nối mạng với các bộ, ngành trong mối quan hệ hữu cơ quản lý khoảng hơn 6 triệu dòng hàng chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản quản lý chuyên ngành của 18 bộ, ngành với hơn 200 văn bản cụ thể là một công việc lớn và phức tạp theo e-Permission, trong đó chính

là cơ chế quản lý một cửa quốc gia. Qua hoạt động quản lý kinh tế đối ngoại, trao đổi giao lưu hàng hóa với các khối khu vực và thế giới, việc quản lý xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có tầm quan trọng đặc biệt qua chương trình e-C/O; Tiếp tục mở rộng hơn nữa và nâng cấp hoạt động thanh toán thu ngân sách qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo e- Payment đã đạt nhiều kết quả đáng mừng.

Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả chống thất thu NSNN trong lĩnh vực hải quan, cần điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế kiểm tra hải quan, trong đó xác định QLRR là trụ cột xuyên suốt, làm căn cứ cho việc kiểm tra hải quan. Thực hiện hiệu quả, Thông tư 175/2013/TT-BTC quy định QLRR trong hoạt động hải quan, trong đó hướng dẫn cụ thể về tiêu chí lựa chọn kiểm tra, căn cứ cho việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, giải quyết các vướng mắc giữa thủ tục và kiểm tra; Tạo cơ sở pháp lý cho cán bộ, công chức quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Qua đó, giải quyết tình trạng chuyển luồng tùy tiện; Thống nhất đầu mối điều phối, chỉ đạo hoạt động kiểm tra hải quan trong phạm vi toàn Ngành.

Cần thống nhất về nhận thức, đã áp dụng QLRR thì đơn vị QLRR phải là đầu mối chịu trách nhiệm xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động này. Trong đó, lấy việc đánh giá rủi ro là cơ sở cho việc quyết định thực hiện kiểm tra (hoặc không thực hiện); Các văn bản quy định, hướng dẫn về kiểm tra cần được lọc qua QLRR; Cần xác định nội dung các văn bản này chỉ là đối tượng trọng điểm cho việc đánh giá rủi ro không nên coi đó là căn cứ quyết định kiểm tra; Đẩy mạnh công tác phân tích rủi ro, xác định trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra hải quan; Phân tích thông tin trước về hàng hóa, phương tiện trên cơ sở dự án E-manifest đang triển khai trong toàn Ngành; Đào tạo, nâng cao năng lực phân tích rủi ro của công chức hải quan; Hoàn thiện cơ chế thu thập, phản hồi thông tin, đặc biệt là thông tin vi phạm được phát hiện trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

Xây dựng đầy đủ hoặc nâng cấp các cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế; trị giá hải quan; quản lý xuất xứ hàng hóa; danh mục quản lý chuyên ngành. Đa dạng hóa định dạng thông tin trong hệ thống dữ liệu để có thông tin nhiều chiều về hàng hóa. Phát triển các phần mềm ứng dụng để liên kết thông tin trong hệ thống dữ liệu giá, mã, xuất xứ... tiến tới thực hiện phân loại hàng hóa, xác định mức thuế tự động.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, chống thất thu và gian lận thương mại; Kiểm soát hải quan nghiêm ngặt không để tổ chức, cá nhân lợi dụng một số cơ chế, chính sách về phân loại hàng hóa, trị giá tính thuế để trốn thuế. Tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN, phát hiện kịp thời các sai sót và các hành vi gian lận, trốn thuế; Cần rà soát, đánh giá lại công tác phúc tập tờ khai tại Chi cục Hải quan để tìm ra những bất cập và có biện pháp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác này, ngăn ngừa tình trạng sau nhiều năm mới kiểm tra sau thông quan, phát hiện truy thu thuế gây khó khăn cho cả cơ quan hải quan và DN.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ TRONG QUAN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w