Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu của luận văn:

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vai trò của Hải quan trong hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò vẫn còn nhiều tồn tại.

Thứ nhất, công tác chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra còn nhiều chồng chéo, thiếu tính thống nhất. Tình trạng ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn không có thời gian chấm dứt hiệu lực vẫn diễn ra khá phổ biến dẫn đến sự chất đống các yêu cầu kiểm tra tại Chi cục.

Thứ hai, mức độ tự động hoá của hệ thống xử lý dữ liệu hải quan còn thấp do còn nhiều hạn chế trong việc chuẩn hoá thông tin của các Bộ, ngành và việc trao đổi thông tin điện tử giữa các Bộ, ngành với cơ quan hải quan trong quá trình thông quan. Tiến độ và hiệu quả việc thực hiện khai hải quan từ xa còn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hoá hải quan. Một số bộ tờ khai hải quan còn thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc phải được cập nhật trực tiếp vào cơ sở dữ liệu ngành do hệ thống máy móc công nghệ thông tin, chương trình quản lý của ngành còn bị lỗi, hệ thống truyền nhận dữ liệu chưa đạt chuẩn. Cán bộ làm công tác quản lý rủi ro chủ yếu là kiêm nhiệm, phần lớn do cán bộ tiếp nhận hồ sơ đảm nhiệm. Điều này dẫn đến việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ quản lý rủi ro còn chậm trễ, mang tính hình thức, hạn chế lớn trong việc phân tích, đánh giá rủi ro hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra hải quan. Các tiêu chí tính điểm trong quản lý rủi ro chưa đầy đủ và chủ yếu do Tổng cục Hải quan thực hiện. Chi cục còn thiếu quan tâm đến việc cập nhật thông tin Doanh nghiệp vào hệ thống quản lý rủi ro. Việc áp

dụng kỹ thuật quản lý rủi ro chủ yếu thực hiện để xác định hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan. Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá còn cao nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm lại thấp do trang thiết bị kỹ thuật chưa đầy đủ, năng lực của công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.

Việc thiết lập các bước kiểm tra trong quy trình thủ tục hải quan cũng như việc cơ cấu các diện đối tượng kiểm tra trong quy trình còn một số điểm chưa phù hợp, tạo thêm công việc cho đơn vị làm thủ tục hải quan trong khi dễ tạo kẽ hở bị lợi dụng để gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Thứ ba, chính sách thuế thường có sự thay đổi hàng năm và nhiều khi hiệu lực áp dụng với nhiều tờ khai lại trước ngày hiệu lực của văn bản. Trong trường hợp này sẽ phát sinh trường hợp truy thu thuế sau khi thông quan hàng hoá do chính sách thuế thay đổi. Điều này đã gây không ít bức xúc cho Doanh nghiệp do ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.

Việc triển khai áp dụng kiểm tra trị giá đang nảy sinh một số bất cập. Việc áp dụng danh mục rủi ro về trị giá làm tăng đáng kể tỷ lệ kiểm tra trong khi hiệu quả thấp. Việc kiểm tra được thực hiện theo danh sách mặt hàng tương đối ổn định vì thế các đối tượng dễ nhận biết để tìm cách né tránh, dẫn đến việc kiểm tra không hiệu quả.

Các biện pháp đôn đốc và xử lý nợ thuế còn thiếu tính khả thi, nhất là các biện pháp cưỡng chế. Nguyên nhân là do hạn chế về mặt chức năng của cơ quan hải quan như hải quan không thể tự mình thực hiện nhiệm vụ tịch thu tài sản của Doanh nghiệp mà phải phối hợp với cơ quan Công an, chính quyền sở tại. Cơ quan ngân hàng còn chưa mặn mà với việc cung cấp thông tin về tài khoản của Doanh nghiệp.

Thứ tư, hiệu quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu chưa cao do lực lượng cán bộ làm kiếm soát còn mỏng, không chuyên sâu, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát còn thiếu.

Công tác xây dựng cơ sở bí mật còn hạn chế, ảnh hưởng tới kết quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu. Tại một số đơn vị chưa có cơ sở bí mật nào mà chủ yếu sử dụng các cộng tác viên hải quan và mua tin là chủ yếu, chưa chú trọng tới công tác xây dựng cơ sở bí mật.

Thứ năm, hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan so với thành tựu đạt được còn khiêm tốn, nhiều bất cập chưa được xử lý kịp thời. Nguyên nhân trước hết phải nói tới là do nhận thức của một số Lãnh đạo về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của kiểm tra sau thông quan chưa đúng và đầy đủ dẫn đến công tác chỉ đạo điều hành chưa sát sao, ngại va chạm. Cũng do nhận thức chưa đúng nên tư tưởng của một số cán bộ công chức chưa yên tâm công tác.

Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, bản chất của kiểm tra sau thông quan chưa đúng, đủ nên còn thiếu hợp tác với cơ quan hải quan.

Quan trọng nhất là thể chế văn bản luật và dưới luật về kiểm tra sau thông quan chưa cao, chưa luật hoá được sự cần thiết và trách nhiệm phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan. Nhiều hành vi vi phạm được quy định nhưng lại không có chế tài xử phạt, thậm chí là hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực khác nhưng do cơ quan hải quan phát hiện cũng không thể xử phạt vì không thuộc thẩm quyền. Quy chế luân chuyển hồ sơ vi phạm giữa các cơ quan ban ngành làm chức năng quản lý nhà nước chưa được xây dựng hoàn chỉnh.

Thứ sáu, lực lượng CBCC tuy đông nhưng nhiều cán bộ còn thiếu kinh nghiệm công tác. Sự luân chuyển, phân bố cán bộ đã được quan tâm và thực hiện nghiêm minh nhưng lại thiếu chiều sâu. Do đó, hiệu quả làm việc tại nhiều vị trí không cao. Nguyên nhân là do việc luân chuyển, phân bố cán bộ còn theo kế hoạch và thiếu sự đánh giá tổng thể, lâu dài. Số cán bộ trẻ tuy nhiều, được đào tạo bài bản nhưng lại thiếu kinh nghiệm; chuyên ngành được đào tạo chưa phù hợp với đòi hỏi của chức danh công việc. Nhiều khi cán bộ

được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ này nhưng lại đảm nhận nghiệp vụ khác chưa được đào tạo.

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w