7. Kết cấu của luận văn:
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động Hải quan
Với nhiệm vụ ‘‘kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sữa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với họat động xuất khẩu, nhập khẩu”; để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ quan Hải quan, Cục Hải quan Nghệ An, Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò cần phải kiến nghị với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Chính phủ trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động Hải quan theo hướng:
- Chủ động xây dựng kế hoạch hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan; sớm khắc phục và giải quyết những bất cập trong các quy định về quản lý nhà nước về hải quan trong hệ thống các văn bản pháp luật.
Trước mắt, cần xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn tạm thời về một số hoạt động nghiệp vụ của cơ quan tra hải quan, nhất là công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Về mặt nội dung, Thông tư này nên tập trung quy định, hướng dẫn cụ thể các bước kiểm tra và hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp với thực tế công tác kiểm tra, giám sát hải quan hiện nay; chuẩn hóa bộ tiêu chí kiểm tra (tiêu chí quản lý rủi ro) phù hợp với việc áp dụng hình thức, mức độ kiểm tra hải quan tại các bước, các giai đoạn của quy trình. Qua đó tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan.
đổi, bổ sung cho phù hợp với Thông tư nêu trên (sau khi Thông tư được ban hành), theo hướng điều chỉnh lại các bước tiến hành kiểm tra hải quan; đưa toàn bộ các quy định về chính sách quản lý hàng hóa XNK, kiểm tra chuyên ngành … lên bước kiểm tra điều kiện, các đối tượng này chỉ áp dụng kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa khi kết quả đánh giá rủi ro hoặc thông tin nghiệp vụ cho thấy cần áp dụng các biện pháp kiểm tra này; xem xét lại việc áp dụng hình thức kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết hồ sơ; cơ cấu theo tiêu chí để áp dụng kiểm tra sau thông quan đối với một số loại rủi ro (ví dụ rủi ro về giá). Thống nhất việc áp dụng hình thức, mức độ kiểm tra giữa thủ tục hải quan điện tử và truyền thống. Bổ sung các chỉ tiêu thông tin cần thiết trong khai hải quan đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá rủi ro và thiết lập tiêu chí quản lý rủi ro.
Về lâu dài, để hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về hải quan cũng như việc áp dụng quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, ngành Hải quan cần tiếp tục xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Thông tư này sẽ tổng hợp một cách đầy đủ các nội dung quy định liên quan đến việc áp dụng quản lý rủi ro (thay thế Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ Tài chính về việc Ban hành Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong mở rộng thủ tục hải quan điện tử).
Về hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn Luật, Tổng cục Hải quan cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về quy trình thủ tục hải quan, theo hướng: quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn của việc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan; cơ chế phối hợp trong và ngoài ngành, hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin phục vụ quản lý rủi ro; đặc biệt nên hạn chế việc quy định “cứng nhắc” các đối tượng cụ thể phải chịu kiểm tra hải quan trong các văn bản này.
định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Hải quan, đặc biệt là các văn bản quy định về hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện do các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hoá xuất nhập khẩu ban hành.
Như trên đã nói, pháp luật hải quan gắn rất chặt với các bộ luật khác mà cơ quan hải quan phải tuân thủ và thực thi, nếu chỉ hoàn thiện Luật Hải quan mà không hoàn thiện các luật khác có liên quan thì sẽ dẫn đến sự thiếu nhất quán và thiếu minh bạch trong việc thực hiện.
- Tạo thuận lợi cho quản lý và công chúng tiếp cận Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động Hải quan thông qua các hình thức tuyên truyền, phát hành ấn phẩm, tờ rơi, in thành sách, cơ sở dữ liệu về pháp luật Hải quan trên trang website...để thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và người dân đối với các quy định Hải quan.
3.2.2. Tiêu chuẩn hóa, hài hòa và đơn giản hóa các quy trình nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với đặc thù Nghệ An
Mặc dù Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò không phải cơ quan ban hành các quy trình nghiệp vụ hải quan. Tuy nhiên, để nâng cao vai trò của hải quan đối với hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu có chất lượng cao thì nhất thiết các quy trình nghiệp vụ Hải quan cần được xây dựng theo hướng tiêu chuẩn hoá, hài hoà và đơn giản hoá theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với đặc thù Nghệ An. Ngành Hải quan cần áp dụng một cơ chế thống nhất trong việc điều phối và thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan; trong đó cần tập trung thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây:
- Các quy trình nghiệp vụ Hải quan được thực hiện tự động hoá: Hồ sơ hải quan được thiết kế với mục tiêu đơn giản hoá và đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu điện tử. Đảm bảo thống nhất với các chuẩn mực quốc tế, các quy tắc của WTO, các khuyến nghị của WCO, các nguyên tắc của APEC, ASEAN về
tạo thuận lợi thương mại (như hướng tới một mô hình Hải quan một cửa trong ASEAN). Đối với toàn bộ quy trình thủ tục hải quan, áp dụng phổ biến kiểm tra và thông quan trước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Áp dụng một cách nhất quán đối với những nghiệp vụ Hải quan cơ bản như xác định trị giá, phân loại và xuất xứ trong phạm vi toàn quốc.
- Về lâu dài nên áp dụng một quy trình thống nhất trong toàn ngành, trong đó nên cho phép áp dụng các thông lệ và sổ tay hướng dẫn phù hợp với các tình huống thực tế trong quy trình. Tránh việc ban hành quá nhiều quy trình như hiện nay, vừa chồng chéo, vừa phức tạp, khó thực hiện, trong khi không thể giải quyết được tất cả những vướng mắc phát sinh trong thực tế làm thủ tục hải quan.
- Xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp, điều phối, thực hiện kiểm tra hải quan, trong đó:
+ Đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro tại các cấp làm đầu mối, chủ trì điều phối hoạt động kiểm tra hải quan.
+ Các đơn vị nghiệp vụ tại các cấp tham gia vào quy trình quản lý rủi ro và phối hợp điều phối hoạt động kiểm tra hải quan; thu thập, cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu đánh giá rủi ro và phân luồng tự động của hệ thống; Phân tích rủi ro trong từng lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn để phối hợp với đơn vị quản lý rủi ro trong việc thiết lập và áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro tại các cấp; đồng thời phối hợp với đơn vị quản lý rủi ro trong việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hải quan theo lĩnh vực được phân công.
+ Các Đội thực hiện công tác kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy định về kiểm tra hải quan của cán bộ, công chức hải quan; chủ động thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro hỗ trợ việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trong quá trình tiến hành thủ tục hải quan.
lý rủi ro và các bộ phận nghiệp vụ trong việc: gắn kết quy trình thủ tục hải quan với kiểm tra sau thông quan; trao đổi thống nhất việc áp dụng tiêu chí kiểm tra trong và sau thông quan; tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro để hỗ trợ quyết định lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan; tổ chức phân tích, đánh giá rủi ro để quyết định lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan; cập nhật, phản hồi thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan.
- Thiết lập một hệ thống thông quan hiện đại tại tất cả các Đội trên toàn quốc dựa trên áp dụng CNTT, cho phép tiếp nhận khai báo điện tử thông qua môi trường internet, phát triển kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của các đại lý khai thuê hải quan chuyên nghiệp, hoàn thiện việc đào tạo và kiểm tra công nhận về năng lực chuyên môn để đại lý khai thuê Hải quan trở thành một nhân tố tích cực trong quá trình triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử.
Về tổ chức thực hiện tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò:
- Để triển khai thành công các giải pháp nêu trên, đòi hỏi phải có sự đồng sức đồng lòng của tập thể Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức của Chi cục. Cần quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức hải quan về việc áp dụng quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, nghĩa là giảm bớt giấy tờ, thủ tục và sự tiếp xúc trực tiếp giữa Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan như hiện nay. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các cấp, đơn vị hải quan.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về phân luồng, chuyển luồng, việc thực hiện kiểm tra của cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hải quan. Tăng cường giám sát, đôn đốc, chấn chỉnh việc cập nhật và truyền - nhận dữ liệu tại cấp Cục và Chi cục Hải quan.
của cán bộ, công chức hải quan, thông qua các hình thức: cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn; tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ và các chương trình đào tạo của Hải quan Việt Nam với WCO và Hải quan các nước; thường xuyên gửi cán bộ, công chức đi thực tế ở các đơn vị hải quan khác để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan.