Kinh nghiệm của Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực I

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn:

1.3.2.Kinh nghiệm của Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực I

trí tuệ tập thể để vững bước đi lên. Với quyết tâm không ngừng đổi mới để phát triển, từ một đơn vị “sinh sau đẻ muộn” của ngành Hải quan, Cục Hải quan Đồng Nai đã từng bước khẳng định mình và đã ghi được những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển, được xem là một trong các đơn vị tiên phong của ngành Hải quan trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Để hoàn thành công tác thu thuế XNK của mình, Cục Hải quan Đồng Nai đã chủ động, sáng tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Trong thời gian qua, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng thành công trang Website phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công chức của Cục có nguồn tra cứu văn bản, biểu thuế ... phục vụ công tác nghiệp vụ. Trang Website này luôn được cập nhật văn bản và có hệ thống, các văn bản được lưu trữ một cách khoa học, logic, dễ tra cứu. Trên trang Web còn có diễn đàn trao đổi vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan giữa doanh nghiệp và Cục Hải quan Đồng Nai. Nhờ đó mà Cục Hải quan Đồng Nai đã nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp để quản lý tốt hơn, được cộng đồng doanh nghiệp ca ngợi là điểm sáng trong cải các thủ tục hành chính. Cũng qua trang Website này, cán bộ công chức của Cục Hải quan Đồng Nai luôn nắm vững chế độ chính sách của Nhà nước về thuế XK, thuế NK, nhờ đó mà triển khai các nghiệp vụ một cách tự tin, các trường hợp thu nhầm hoặc bỏ sót thuế rất ít xảy ra.

1.3.2. Kinh nghiệm của Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vựcI I

Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực I là một trong những Chi cục được thành lập đầu tiên của Hải quan Hải phòng cũng như trên cả nước,

có kinh nghiệm và truyền thống trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh đối với phương tiện, thuyền viên và hành khách.

Trong công tác quản lý thuế thông qua căn cứ tính thuế, Chi cục đã tổ chức triển khai rất bài bản, khoa học. Mặc dù, theo quy định, công chức bước một trong dây chuyền thủ tục có thể vừa tiếp nhận, vừa tính thuế, vừa xác định trị giá cho một lô hàng nhưng để đảm bảo tính chuyên sâu, tinh thông, tránh sai sót, chi cục đã bố trí khâu tiếp nhận thành 2 phần, phần tiếp nhận do một nhóm công chức có nghiệp vụ chuyên sâu về cơ chế điều hành, thủ tục hồ sơ, chính sách quản lý mặt hàng… xem xét các điều kiện nhập khẩu để thực hiện tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Phần thứ hai do một nhóm công chức có trình độ chuyên sâu về phân loại hàng hóa, xác định trị giá tính thuế, kiểm tra C/O để tính thuế, xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của doanh nghiệp. Tại mỗi phần công việc này được giao cho một phó đội trưởng có chuyên môn tương ứng phụ trách.

Việc phân chia như vậy đảm bảo được tính chuyên môn hóa cao, phát huy được sở trường của cán bộ công chức, giảm thiểu sai sót, tránh việc thông đồng giữa một công chức hải quan với doanh nghiệp để làm gian lận, trốn thuế. Đồng thời, việc phân chia như vậy sẽ giúp lãnh đạo kiểm soát được công việc tốt hơn, tránh trường hợp một công chức cứ làm một mình, nếu không có chế độ kiểm tra báo cáo hợp lý sẽ khó kiểm soát được hiệu quả công việc.

Chi cục cũng thành lập các Tổ tư vấn chuyên sâu về thủ tục, trị giá tính thuế, phân loại hàng hóa, C/O…

Các trường hợp vướng mắc về nghiệp vụ, sau khi giải quyết đều được Chi cục đưa lên mạng Net office nội bộ của Chi cục để toàn thể cán bộ công chức có thể biết và rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 29 - 30)