Phương hướng phát triển của Cục Hải quan Nghệ An

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 72 - 75)

7. Kết cấu của luận văn:

3.1.1. Phương hướng phát triển của Cục Hải quan Nghệ An

Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Cục Hải quan Nghệ An giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2020 được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt tại Quyết định số 1407/QDD-TCHQ ngày 20/6/2008 và được điều chỉnh bổ sung giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến 2020 tại Quyết định số 2858/QĐ-TCHQ ngày 29/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Về phương hướng, mục tiêu phát triển Cục Hải quan Nghệ An đến năm 2020 theo Quyết định nói trên đã chỉ rõ:

- Xây dựng Cục Hải quan Nghệ An trở thành một cơ quan hành chính hiện đại mang tầm vóc của Hải quan Vùng Bắc Trung bộ.

- Có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mai, đầu tư và du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An và cả vùng Bắc Trung bộ; đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại đạt chuẩn khu vực và quốc tế, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung tại Cục, áp dụng quản lý rủi ro và sử dụng công nghệ cao vào các khâu nghiệp vụ của hoạt động hải quan.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Cục Hải quan Nghệ An có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật hiện đại để trở thành trung tâm của Hải quan Vùng Bắc Trung bộ; áp dụng hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, có đội ngũ cán bộ giỏi về kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên nghiệp và chuyên sâu với các nội dung cụ thể sau:

- Định hướng về mô hình nghiệp vụ:

+ Mô hình về nghiệp vụ thực hiện trên hệ thống dữ liệu tập trung tại Cục, bao gồm: Tự động hoá hoàn toàn việc quản lý thông tin hàng hoá bằng việc hoàn thiện hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với một số cơ quan chủ yếu có liên quan đến quản lý hàng hoá; xử lý thông tin, quyết định hình thức kiểm tra trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý rủi ro….Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào quản lý hải quan đồng bộ giữa tin học hoá và tự động hoá thông qua hệ thống quản lý thống nhất và hoàn chỉnh.

+ Mô hình thông quan hàng hoá theo 03 khối: Khối tiếp nhận, xử lý dữ liệu tập trung và phản hồi thông tin khai hải quan ( Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung); khối kiểm tra hồ sơ tập trung ( Tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu); Khối kiểm tra hàng hoá ( Địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung và các Chi cục)

+ Phương thức quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro kết hợp với việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, áp dụng các chế tài tuân thủ bắt buộc, đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan.

+ Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bao gồm: hệ thống máy soi container, máy soi hành lý; các thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

- Định hướng về mô hình tổ chức bộ máy đến năm 2020

+ Khối các phòng tham mưu giúp việc và đảm bảo: Hiện tại gồm có 06 phòng, bao gồm: Văn phòng, Tổ chức Cán bộ, Nghiệp vụ ( bao gồm cả giám sát quản lý và thuế XNK, công nghệ thông tin và thống kê hải quan), Tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi phạm( bao gồm cả thu thập thông tin và quản

lý rủi ro), Thanh tra, Tài vụ quản trị.

Dự kiến đến năm 2020 sẽ thành lập thêm các phòng mới là: Trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin và thống kê, phòng Quản lý rủi ro.

+ Khối điều hành thông quan hàng hoá và chống buôn lậu, gian lận thương mại hiện tại bao gồm: Đơn vị điều hành việc thông quan hàng hoá ( Phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thủ thập thông tin nghiệp vụ, quản lý rủi ro); chi cục Kiểm tra sau thông quan); Đơn vị kiểm tra, kiểm soát hải quan (Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1, số 2 và Đội Kiểm soát phòng chống ma tuý).

Dự kiến thành lập thêm đơn vị mới là: Trung tâm dữ liệu, công nghệ thông tin và thống kê hải quan.

+ Khối các Chi cục hiện tại gồm 04 Chi cục: Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò, Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, Chi cục Hải quan cửa khẩu Thanh Thuỷ, Chi cục Hải quan Vinh.

Dự kiến đến năm 2020 sẽ thành lập thêm Chi cục Hải quan Cảng Đông Hồi, Chi cục Hải quan Cảng Nghi Thiết, Chi Cục Hải quan Khu công nghiệp Vsip Nghệ An.

Như vậy, cùng với việc phát trển mạnh thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An, trong những năm sắp đến sẽ hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An với diện tích 18.000 ha, Khu công nghiệp- đô thị- dịch vụ Vsip Nghệ An 1.400 ha, Khu công nghiệp Đông Hồi, Khu công nghiệp Bắc Vinh …sẽ thu hút hàng trăm dự án đầu tư. Việc hình thành các Khu kinh tế, khu công nghiệp lớn cần phải có thêm các cảng biển để phục vụ cho hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng. Lúc đó Cảng Nghệ An hiện nay sẽ được phân chia thành nhiều cảng. Ví dụ Cảng Đông hồi để phục vụ cho nhà máy nhiệt điện Đông Hồi 1 và Đông Hồi 2, nhà máy tôn Hoa Sen Đông Hồi. Cảng Nghi Thiết sẽ là cảng chuyên dùng để xuất khẩu xi

măng cho các nhà máy xi măng Đô Lương 4 triệu tấn, nhà máy xi măng Tân Thắng 2 triệu tấn/ năm. Cảng Cửa Lò hiện nay đã được đầu tư nâng cấp về luồng ra vào để tàu 15.000 tấn đầy tải có thể ra vào an toàn và Công ty Tuấn Lộc đang đầu tư 1.200 tỷ đồng để xây dựng Cảng Cửa Lò hiện đại đón tàu 3 vạn tấn chuyên kinh doanh tuyến vận tải quốc tế ra vào an toàn.

Với những tiềm năng, lợi thế như vậy, hoạt động thu thuế XNK của Cục Hải quan Nghệ An nói chung và của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò nói riêng sẽ có những tăng trưởng vượt bậc, đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w