7. Kết cấu của luận văn:
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò
Qua phân tích kinh nghiệm nhiều chiều của các Cục Hải quan tỉnh trong nước về vai trò Hải quan trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu có thể rút ra một số bài học sau đây cho Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò:
hành chính do ngành đề ra. Trước hết là thực hiện cải cách thủ tục hải quan theo hướng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Bởi vì chỉ có cách áp dụng quản lý rủi ro mới có thể cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại, giữa khối lượng công việc của hải quan tăng lên hàng ngày và nguồn lực không tăng tương ứng. Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro phụ thuộc nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị công nghệ thông tin, do đó sẽ làm giảm gánh nặng trách nhiệm lên vai các cán bộ Hải quan thực thi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hải quan đồng thời giảm chi phí trong thông quan cho cả Doanh nghiệp và Hải quan.
Thứ hai, cần có hệ thống hạ tầng cơ sở đầy đủ, thông suốt, bảo đảm thông tin đầy đủ, đồng bộ, cập nhật, nhất là hệ thống thông tin cảnh báo trước, thông tin thu được từ các cơ quan khác. Hệ thống đảm bảo thông tin này đòi hỏi sự đầu tư lớn về phương tiện, tài chính và con người. Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò cần phải tranh thủ sự quan tâm của ngành, của tỉnh trong công tác cải cách hành chính công để đề nghị được đầu tư xây dựng hệ thống đường truyền, máy móc thiết bị, nhất là vấn đề tổ chức thu thập thông tin tình báo ở các nước có chung đường biên giới và tổ chức hệ thống nối mạng hiệu quả từ các cơ quan có liên quan khác như thuế, kho bạc, ngân hàng, quản lý thị trường và Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác để trao đổi thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp một cách nhanh và chính xác nhất. Việc này sẽ góp phần tăng hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan do dễ dàng nhận định được những biến động sắp tới của Doanh nghiệp. Từ đó đề ra phương án kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ thuế có hiệu quả cao.
Thứ ba, sắp xếp bộ máy tổ chức tinh gọn, linh hoạt, hiệu quả; chú trọng công tác đào tạo nhân lực. Do việc có quá nhiều đầu mối, nhiều bộ phận trung gian nên các thông tin phản hồi từ bộ phận thực thi nhiệm vụ
quản lý trực tiếp lên lãnh đạo ngành hay các ý kiến chỉ đạo điều hành theo hướng ngược lại bị chậm trễ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi nhiệm vụ.
Công tác cán bộ có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý xuất nhập khẩu, trong đó phải kể đến các yếu tố về kỹ năng như khả năng hiểu biết pháp luật hải quan, các quy định của ban ngành khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, kế toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, đặc biệt là đạo đức người cán bộ hải quan. Do đó, cần quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo cho nhân viên hải quan. Trong đó chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu nhằm tạo ra những cán bộ hiểu biết pháp luật, tinh thông nghiệp vụ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thứ tư, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan. Thực tiễn hoạt động của hải quan các nước cho thấy cơ quan hải quan chỉ thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả khi có hệ thống các quy định của pháp luật đồng bộ và đầy đủ. Các vấn đề phải được quy định rõ ràng, chi tiết như từ quy định về đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ của cơ quan hải quan; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xử lý vi phạm...những nội dung này phải được quy định trong văn bản Luật Hải quan. Đồng thời, các quy định này không trái với các nội dung có liên quan được quy định trong các văn bản Luật khác. Việc xây dựng và duy trì một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát, bảo đảm việc thực thi nghiêm minh, đầy đủ các quy định của pháp luật về hải quan trong hoạt động nghiệp vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cơ chế này cho phép cơ quan hải quan áp dụng những biện pháp và chế tài phù hợp để thực thi kết quả trong hoạt động nghiệp vụ như phạt tiền, phong tỏa tài khoản, tịch thu kê biên tài sản, và các biện pháp khác. Chỉ khi lợi ích của doanh nghiệp được đảm bảo, tính tự giác tuân thủ pháp
luật mới tăng lên.
Thứ năm, tăng cường phối hợp trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác phối hợp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ quan Hải quan phải có đầy đủ thẩm quyền tiếp cận và sử dụng các hồ sơ, các dữ liệu thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa, giao dịch ngoại tệ, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa sau nhập khẩu có liên quan của các doanh nghiệp từ Ngân hàng, Thuế, Kho bạc, cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Công thương, cơ quan giám định, Công an,... Bên cạnh đó, Chính phủ phải quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên có liên quan trong công tác phối hợp, thậm chí quy định cả chế tài xử lý nếu một trong các bên chây ỳ hoặc từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHI CỤC HẢI QUAN
CẢNG CỬA LÒ TRONG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2.1. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành và quá trình phát triển
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan Nghệ An
Cục Hải quan Nghệ An được thành lập ngày 19/05/1956 theo Nghị định số 161/BNT-NĐ-TC của Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với tên gọi ban đầu là Chi sở Hải quan Nghệ An. Ngay từ khi mới thành lập, bộ máy tổ chức của Chi sở Hải quan Nghệ An còn đơn giản, gọn nhẹ với quân số 25 người, với nhiệm vụ là làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Bến Thủy, phòng Hải quan Mường Xén, đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới và nội địa, góp phần vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế sau chiến tranh. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cán bộ, nhân viên hải quan Nghệ An đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, dựa vào nhân dân, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, không những làm tốt thủ tục và bảo vệ an toàn cho hàng chục vạn tấn hàng hóa qua cửa khẩu, mà còn bắt giữ xử lý hàng trăm vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, vàng, bạc nén, vũ khí, chất nổ, tài liệu chiến tranh tâm lý phản động của địch. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tổ chức Hải quan hai miền Bắc- Nam cũng được hợp nhất thành Cục Hải quan trung ương thuộc Bộ ngoại thương. Lúc này, Chi sở Hải quan Nghệ An được đổi tên thành Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh, sau đó đổi thành Hải quan Nghệ Tĩnh. Năm 1984, khi Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng được thành lập, Hải quan Nghệ An đã được bổ sung lực lượng từ các nguồn quân đội, công an chuyển ngành, tăng cường cho các cửa
khẩu, các Đội kiểm soát chống buôn lậu. Trong thời gian này, Hải quan Nghệ Tĩnh đã làm tốt công tác thu thuế xuất nhập khẩu và chống buôn lậu có hiệu quả. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 741 vụ buôn lậu, trị giá hơn 8 triệu đồng, trong đó có 114 vụ buôn lậu thuốc phiện nhựa với trọng lượng 369,93 kg, góp phần vào việc gìn giữ trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới. Trong những năm đầu đổi mới, nhờ làm tốt công tác giám sát quản lý về hải quan, thực hiện thu đúng, thu đủ và tận thu các nguồn thu, đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại nên số thu về thuế XNK của Hải quan Nghệ Tĩnh ngày càng tăng lên; công tác chống buôn lậu được tăng cường, đã bắt giữ, xử lý 403 vụ buôn lậu qua biên giới, trong đó có 712kg thuốc phiện nhựa, 1.000 kg mì chính, 28.854 tút thuốc lá ngoại, 97 xe gắn máy, 126 chỉ vàng, 14,2 kg bạc trắng và các loại hàng hoá khác trị giá hàng trăm triệu đồng.
Tháng 6 năm 1992, Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 107/TCHQ- TCCB về việc tách Hải quan Nghệ Tĩnh thành Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh. Đến năm 1994 Hải quan Nghệ An chính thức đổi tên thành Cục Hải quan Nghệ An và hoạt động dưới tên gọi đó cho đến nay.
Với những thành tích trong quá trình hình thành và phát triển trong gần 60 năm qua, Cục Hải quan Nghệ An đã được Nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương Lao động hạng Nhất, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 01 chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Chiến công và nhiều phần thưởng cao quí khác.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan CảngCửa Lò Cửa Lò
Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò là một đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Nghệ An, tiền thân là Trạm Hải quan cảng Bến Thuỷ. Được thành lập trên cơ sở Công văn số 1787/BNgT-TCCB ngày 01/6/1972 của Bộ trưởng Bộ Ngoại
thương và Quyết định 3975/TC-QĐ ngày 24/9/1971 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Lúc mới thành lập, Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò bao gồm hai bộ phận: một bộ phận tại Bến Thuỷ và một bộ phận tại Cửa Hội, biên chế gồm có 06 người, trụ sở đóng tại phường Bến Thuỷ, thành phố Vinh.. Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò trước và khi được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định thành lập là làm thủ tục cho hàng hoá xuất, nhập khẩu, tàu biển và thuyền viên xuất, nhập cảnh qua cảng Bến Thuỷ. Năm 1995, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải cho phép mở luồng và đầu tư xây dựng Cảng Cửa Lò hiện đại thì hầu hết hàng hoá xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc miền Trung đều thông qua Cảng Cửa Lò, ở Bến Thuỷ chỉ còn lại rất ít. Trước tình hình đó, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đã báo cáo Tổng cục Hải quan đổi tên Trạm Hải quan cảng Bến Thuỷ thành Chi cục Hải quan Cảng Nghệ Tĩnh và nay là Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò, trụ sở đóng tại phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò. Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò quản lý cả Cảng Cửa Lò và Cảng Bến Thuỷ.
Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò đóng tại phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An, cách thành phố Vinh 16 km về hướng Đông- Bắc, bao gồm một trụ sở chính và một trạm kiểm soát. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chi cục được phân chia thành 03 Đội: Đội Nghiệp vụ ( chuyên phụ trách các vấn đề nghiệp vụ hải quan của Chi cục như kiểm hoá, kiểm tra giám sát các mặt hàng xuất nhập khẩu, giám sát tàu biển, thủ tục tàu biển), Đội quản lý thuế (chuyên phụ trách những vấn đề về tính thuế, kiểm tra tính thuế, ra thông báo số thuế phải nộp, kế toán thuế và trực tiếp thu thuế tại Chi cục) và Tổ Kiểm soát ( bao gồm cả kiểm soát phòng chống ma tuý và kiểm soát phòng chống buôn lậu trên địa bàn).
Hiện nay, Chi cục đang cố gắng phấn đấu thực hiện được Chiến lược của Đảng là hiện đại hoá Hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng nguồn thu cũng như hiệu quả trong khâu kiểm soát cửa khẩu với mục tiêu:
Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả
Trong dài hạn, Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò đang cố gắng thực hiện theo phương hướng, tầm nhìn, chiến lược, tuyên ngôn mà toàn ngành đã đề ra.
Tầm nhìn toàn ngành đến năm 2015 - 2020
Quản lý Hải quan hướng tới tạo điều kiện cho hoạt động suất khẩu, nhập khẩu đầu tư và dịch vụ; thực hiện Hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạt động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính.
Tuyên ngôn phục vụ khách hàng và nhiệm vụ toàn ngành
Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển
- Bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế thế giới
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách
- Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng - Góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn xã hội - Phục vụ quản lý kinh tế xã hội
Về mục tiêu trong ngắn hạn của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò là từng bước hiện đại hoá các thủ tục Hải quan, đào tạo một lớp đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực… thông qua các chương trình dự án như: thủ tục Hải quan “một cửa”, thông quan điện tử theo Hệ thống VNACC/VCIS… nhằm thu hút các doanh nghiệp mở tờ khai, cũng như xuất nhập hàng hoá qua cửa khẩu, hoàn thành tốt chỉ tiêu mà nhà nước đã đặt ra.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò
Qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, đến nay, tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò được ổn định và không ngừng nâng cao về chất lượng. Đội ngũ cán bộ công chức lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, với tổng biên chế hiện nay là 54 CBCC và người lao động.
Chất lượng CBCC không ngừng nâng lên, đến nay 87% CBCC có trình độ đại học và trên đại học; 95% cán bộ có trình độ tin học ngoại ngữ tiếng Anh từ Chứng chỉ A trở lên, 100% CBCC cán bộ quản lý được đào tạo có hệ thống, có trình độ trung cấp, cao cấp về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, có kỹ năng vận hành công nghệ quản lý hiện đại; đội ngũ cán bộ quản lý liên tục được trẻ hóa.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò bao gồm: Lãnh đạo Chi cục, 03 Đội: Đội Nghiệp vụ, Đội Quản lý Thuê, Tổ Kiểm soát.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò
Lãnh đạo Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò gồm có: 01 Chi cục trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng: phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của Chi cục trước Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An và trước pháp luật; giúp việc cho Chi cục trưởng có 03 Phó Chi cục trưởng, một Phó Chi cục trưởng giúp về công tác nghiệp vụ, một Phó Chi cục trưởng giúp việc về thuế và quản lý thuế, một Phó Chi cục trưởng về công tác kiểm soát.
- Các đội Nghiệp vụ mỗi Đội có 01 Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng,
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI TIẾP NHẬN VÀ QUẢN LÝ THUẾ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI NGHIỆP VỤ TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM SOÁT
thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ 2.2. Đội tiếp nhận và quản lý thuế - Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò
Nhiệm vụ chính của đội tiếp nhận và quản lý thuế là tiếp nhận hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện các quy trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra trị giá tính thuế, bên cạnh đó các CBCC phải phúc tập hồ sơ, kiểm tra sau