Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 91 - 95)

7. Kết cấu của luận văn:

3.2.6. Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ công chức

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch phát triển lực lượng của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò.

Kế hoạch phát triển về lực lượng sẽ phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò có chất lượng. Vì vậy, kế hoạch tập trung vào công tác tuyển dụng và đào tạo. Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc trong tương lai, từ đó để ra nhu cầu tuyển dụng về số lượng, trình độ và chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo. Công tác đào tạo là một quá trình liên tục để giúp cho mỗi cán bộ từng bước nâng cao được hiệu quả làm việc. Vì vậy, việc đào tạo không chỉ được thực hiện ở các trung tâm đào tạo mà được diễn ra chính tại nơi làm việc, tại đây cán bộ được các cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ.

Kế hoạch phát triển lực lượng cần phải được xây dựng căn cứ vào sự đánh giá năng lực cán bộ và các tiêu chuẩn về chức danh công việc. Đánh giá được năng lực của cán bộ sẽ giúp cho Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò đo được hiệu quả hoạt động và phát triển đội ngũ cán bộ. Năng lực cán bộ nên được đánh giá từ hiệu quả công việc từng cán bộ, không nên chỉ dựa vào trình độ chuyên môn và thâm niên Hải quan. Việc sử dụng cán bộ phải thích hợp để làm sao họ có thể phát triển kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất khác của mình nhằm thực hiện công việc đạt hiệu quả cao. Đối với những cán bộ có năng lực tốt, phải tạo điều kiện để họ phát huy năng lực. Đối với những cán có năng lực yếu kém, phải tạo điều kiện để họ được đào tạo nâng cao năng lực. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch phát triển lực lượng là góp phần đạt được những mục tiêu của kế hoạch cải cách, hiện đại hoá ngành Hải quan.

Thứ hai, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Công tác đào tạo, bồi dưỡng trước hết phải được lập thành kế hoạch.

Căn cứ nhu cầu trình độ tại mỗi chức danh công việc, tình hình thực tế về chất lượng cán bộ công chức và nhu cầu được đào tạo của mỗi cán bộ công chức, của mỗi đơn vị, Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò xây dựng kế hoạch đào tạo cho toàn thể lực lượng cán bộ công chức hải quan trong đó nêu cụ thể nội dung cần được đào tạo tại mỗi chương trình đào tạo.

Sau khi lập kế hoạch, cần cụ thể về từng chương trình và nội dung đào tạo đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, tổng thể. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng vừa phải đảm bảo theo chuẩn mực quy định chung của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan vừa phải thể hiện được nội dung riêng có của nghiệp vụ chuyên ngành Hải quan.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng luôn phải được cập nhật, sửa đổi, bổ sung, nghiên cứu cải tiến cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, của Ngành, của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức. Đây cũng là một trong những xu thế chung, tất yếu - đó là sự chủ động thích ứng của các cơ sở đào tạo với yêu cầu kinh tế- xã hội, yêu cầu thực tiễn của ngành, của thế giới. Hoạt động hải quan luôn phải phù hợp với xu hướng vận động và định hướng phát triển kinh tế đất nước, với nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn, đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với hoạt động thương mại quốc tế và thực tiễn hải quan trên thế giới. Vì vậy, nội dung đào tạo không thể bó khuôn cứng nhắc một thời gian dài mà cần có sự điều chỉnh linh hoạt thích ứng với chính sách kinh tế của quốc gia, với cam kết hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế. Có như vậy mới đảm bảo học viên được trang bị những kiến thức mới và kỹ năng cần thiết để thực thi tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Nội dung đào tạo cần đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. Đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò những năm gần đây được bổ sung chủ yếu từ nguồn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Luật, Thương mại, Ngoại thương, Tài chính,

An ninh, Ngoại ngữ, CNTT, Cao đẳng Tài chính - Hải quan… nên đã được trang bị những kiến thức chung về kinh tế, tài chính, an ninh… Song họ cần được hướng dẫn, đào tạo để vận dụng những kiến thức có được từ nhà trường vào thực tiễn công tác của ngành Hải quan, nhất là lĩnh vực, vị trí công tác mà họ đảm nhận. Vì vậy, tăng thêm thời gian thực hành, rèn luyện kỹ năng cho học viên là vấn đề rất quan trọng. Giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ loại bỏ những hạn chế của tình trạng học chay, giúp nâng cao năng lực phân tích, giải quyết, xử lý những tình huống trong thực tiễn - một yêu cầu rất cần thiết đối với cán bộ công chức hải quan, đặc biệt những người thực thi nghiệp vụ tại cơ sở.

Trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo, cần gợi mở các định hướng, nội dung nghiên cứu, phát hiện các vấn đề mới, các vấn đề bất cập giữa chính sách và thực tiễn, các đề xuất để tháo gỡ, giải quyết khó khăn, tồn tại… (nhất là đối với đối tượng là cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cơ sở). Qua hoạt động này sẽ phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo của học viên, tạo điều kiện cần thiết để biến những sáng kiến, cải tiến, ý tưởng từ thực tiễn công tác của các học viên thành hiện thực và nhân rộng trong toàn Chi cục.

Song song với các môn chuyên ngành nghiệp vụ hải quan, cần đặc biệt chú trọng đào tạo tin học và ngoại ngữ, như tiếng Anh và tiếng Lào cho các học viên nhằm giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin qua mạng một cách hữu hiệu nhất. Điều này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ công chức Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò ứng dụng và khai thác các chương trình phần mềm nghiệp vụ hải quan, thực thi nhiệm vụ một cách chủ động, tự tin hơn trong môi trường gắn kết chặt chẽ với thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

Một nội dung đào tạo không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất lượng cán bộ công chức Hải quan là đào tạo về mặt tư tưởng và thái độ chính

trị. Như trên đã nói, thái độ chính trị, kỷ cương liêm chính hải quan là hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện kế hoạch hiện đại hóa hải quan. Để tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong hoạt động quản ký nhà nước về hải quan, Chi bộ Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò cần quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ công chức. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bằng hình thức trao đổi ý kiến về từng chuyên đề chính trị cụ thể.

Thứ ba, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ công chức, giữ vững được sự đoàn kết, ổn định và phát triển lâu dài. Tuyên truyền và giáo dục cán bộ công chức thực hiện nghiêm túc “tuyên ngôn phục vụ khách hàng” với phương châm “chuyên nghiệp - minh bạch - hiệu quả”, nâng cao hình ảnh của người cán bộ, công chức hải quan trước cộng đồng các doanh nghiệp, tạo được lòng tin đối với cấp ủy và chính quyền địa phương.

Kiến nghị với Chính phủ trong việc nâng lương cơ bản để cán bộ Hải quan không còn phải lo về cơm áo gạo tiền, dành toàn tâm toàn ý cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh nhà và của cả nước.

Nhằm thực hiện các Nghị quyết về xây dựng Đảng, mỗi cấp ủy, Chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm, nâng cao đạo đức cách mạng, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, tiếp tục tự phê bình và phê bình trong cấp ủy và tổ chức đảng thành nếp thường xuyên và theo định kỳ, không làm qua loa, hình thức. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Cấp ủy tổ chức, hướng dẫn kiểm tra đảng viên học tập rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, kiến thức lãnh đạo, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu. Cán bộ, Đảng viên chấp hành cương lĩnh, điều lệ đảng và pháp luật nhà nước. Tiếp tục coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

người, xử phạt đúng hành vi vi phạm nhằm khuyến khích cán bộ công chức phấn đấu trong công tác. Ưu tiên dành tặng các danh hiệu thi đua cho cán bộ công chức thừa hành bởi đây là đội ngũ trực tiếp làm công tác nghiệp vụ hải quan. Đường lối lãnh đạo điều hành đúng đắn chỉ khi được triển khai thực hiện với lực lượng cán bộ công chức thừa hành có chuyên môn, bằng tinh thần làm việc hết mình, phấn đấu không mệt mỏi thì thành quả lao động mới đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w