Thực thi pháp luật về quản lý hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.2. Thực thi pháp luật về quản lý hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu

Hệ thống pháp luật của Việt Nam về quản lý hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện hơn, cơ bản phù hợp với các cam kết quốc tế có liên quan. Tuy nhiên, thực trạng về hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta còn nhiều vấn đề nổi cộm.

Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò thực hiện vai trò của mình đối với hoạt động xuất nhập khẩu dựa trên Luật Hải quan và các Luật khác có quy định về quản lý xuất nhập khẩu, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, ngành có liên quan.

Luật Hải quan đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014 đã cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ và ở mức cao nhất cho hoạt động hải quan. Từ năm 2015 trở đi Hải quan Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động theo hướng chuẩn tắc. Tại điều 1 của Luật Hải quan đã nêu rõ “Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; về tổ chức và hoạt động của Hải quan”.

Như vậy, cho đến nay Hải quan Việt Nam đã hoạt động trên nền tảng hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế; đảm bảo cho các quy định của pháp luật hải

quan được thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng.

Thực tế cho thấy, sau khi Luật Hải quan ra đời, để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định. Tuy nhiên, trước yêu cầu cải cách thủ tục, hiện đại hóa hải quan và để phù hợp với xu thế chung của thế giới, Bộ Tài chính đã phải liên tục sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý hải quan. Việc thay đổi các văn bản pháp luật hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm tra thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu một mặt chứng tỏ Việt nam đang cố gắng hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nhà nước về hải quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc này còn ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân hoạt động của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò và đến từng CBCC Hải quan.

Việc quản lý đối với hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu do Chính phủ thống nhất chỉ đạo và giao đến các Bộ ngành có liên quan thực thi. Cơ quan Hải quan mà trực tiếp là các Chi cục Hải quan là đơn vị hành chính nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, cơ quan Hải quan chính là đơn vị vừa phải thực thi nhiệm vụ theo Luật Hải quan, vừa đảm bảo thực hiện các Luật khác có liên quan đến quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Yêu cầu của thủ tục hải quan không chỉ là đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan mà phải tuân thủ những luật và quy định của các bộ ngành khác liên quan đến thương mại quốc tế. Có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế khó hiểu, phức tạp, đôi khi chồng chéo với quy định của hải quan, vì vậy, đôi lúc gây không ít khó khăn khi thực thi quy trình thủ tục hải quan dẫn đến thiếu nhất quán, không rõ ràng, không minh bạch và chậm trễ cho doanh nghiệp. Trong 3 năm từ 2013-2015, Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò đã phải 16 lần gửi văn bản tới Tổng cục Hải quan đề nghị giải quyết vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan do một số quy định

của ngành chưa thống nhất với quy định của các ngành khác.

Thêm vào đó, việc các văn bản quy phạm pháp luật quy định thiếu rõ ràng không phải là hiếm. Đôi khi cùng một nội dung nhưng ngay bản thân từng cán bộ Hải quan, từng Chi cục Hải quan có thể hiểu không thống nhất. Việc hướng dẫn thực thi ngay cả từ Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan vẫn chưa nhất quán với nhau. Điều này đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, ngành cũng như hiệu quả quản lý của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò. Bên cạnh đó, khi chính sách xuất nhập khẩu có thay đổi, cơ quan Hải quan phải nắm bắt kịp thời và tuân thủ thực thi. Việc thay đổi nhanh chóng các quy định pháp luật hải quan, chính sách quản lý hải quan cũng khiến cho cộng đồng doanh nghiệp cảm thấy lúng túng trong hoạt động kinh doanh. Do đó, ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp cũng như việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ công chức Hải quan.

Vì vậy, việc có một khuôn khổ pháp lý minh bạch, rõ ràng, thống nhất sẽ là cơ sở để cơ quan Hải quan thực hiện tốt chức trách “gác cửa”.

Một phần của tài liệu Vai trò hải quan địa phương trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu (Nghiên cứu điển hình Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w