- Về độ tuổi:
Bảng 2.7. Phân loại độ tuổi của đội ngũ giảng viên
(tính đến tháng 6/2014) Tổng số Độ tuổi ≤ 30 31-40 41-50 51-60 ≥60 SL % SL % SL % SL % SL % 90 41 45.56 14 15.56 5 5.56 8 8.89 22 24.44
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Trường ĐHQTBH)
Xu huớng trẻ hoá đội ngũ diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các khoa, dẫn đến tỷ lệ giáo viên trẻ dưới 30 tuổi là khá cao (41%). Đây là những GV trẻ, có sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn tốt và có khả năng nhận thức, tiếp thu nhanh, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên do tuổi còn trẻ,
SL % SL % SL %
46
thâm niên công tác ít, kinh nghiệm giảng và vốn sống thực tiễn chưa nhiều, nên việc học tập tu dưỡng đạo đức và nâng cao bản lĩnh chính trị đối với nhóm này là tập trung vào các nội dung về công tác tổ chức, quản lý dạy học, các quy trình và kỹ năng giao tiếp trong trường và ứng xử xã hội.
Số giảng viên có độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm 15.56%. Nhóm GV ở dộ tuổi này đa phần đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học tốt, đã có ít nhất từ 10 năm thâm niên giảng dạy trở lên, tương đối ổn định về gia đình, kinh tế. Các GV ở độ tuổi này vừa có sức lực của tuổi trẻ, vừa có độ chín nhất định, tự tin và có bản lĩnh nghề nghiệp. Lực lượng này có thể phát huy tốt nhất thế mạnh của mình để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Với nhóm này, việc tự học, bồi dưỡng là vấn đề tự giác thường xuyên nhằm cập nhật tri thức mới để tiếp tục tích lũy kinh nghiệm trong nghề nghiệp cũng như cuộc sống.
Nhóm GV ở độ tuổi từ 51 đến 60: các GV trong nhóm này đã có sự từng trải và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cả trong đường đời và trong nghề nghiệp. Được phấn đấu, rèn luyện trong môi trường nhà trường gắn với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa và nay là một xã hội tri thức và hội nhập, nên người GV ở độ tuổi này thường có bản lĩnh chính trị và học vị, học hàm có nhiều kết quả và thành tích trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do đã ở độ tuổi từ trung niên trở lên và đã đạt được hầu hết các yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh của người GV, nên ở độ tuổi này thường có biểu hiện tư tưởng tự bằng lòng với bản thân, thậm chí đôi khi lấy mình là chuẩn mực, để không tiếp thu, chấp nhận cái mới, cái tiến bộ. Do bắt đầu xuất hiện những hạn chế của tuổi tác về sức khỏe, độ dẻo dai, nhanh nhẹn, nhạy bén, nên nếu không tiếp tục tích cực phấn đấu sẽ trở lên trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới, ngại áp dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới trong giảng dạy.
Số giảng viên trong độ tuổi trên 60 chủ yếu rơi vào số GV thỉnh giảng, chiếm tỷ lệ khá cao (24.445%). Nhóm GV ở độ tuổi trên 60: Đây là nhóm GV thường có học hàm, học vị cao trong nhà trường, một số đã được nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, hoặc được tôn vinh là cán
47
bộ khoa học đầu đàn, đầu ngành. Theo quy định 143/2007NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 về việc quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu, thì nhóm GV ở độ tuổi này đã đủ điều kiện để nghỉ hưu. Tuy nhiên, cũng như nhiều trường tư thục khác, trường đại học Quốc tế Bắc Hà đã mời các GV ký hợp đồng cơ hữu theo tinh thần Thông tư số 19/2001/TT-BTCCBCP ngày 25/4/2001 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của Chính phủ quy định việc kéo dài thời gian công tác của Giáo sư và Phó giáo sư đến độ tuổi nghỉ hưu thêm từ 01 đến không quá 5 năm. Trong thời gian được kéo dài không giữ chức vụ quản lý mà chủ yếu là tham gia giảng dạy những phần chuyên ngành ở những năm cuối của khóa học, giảng dạy những lớp chất lượng cao. Số giảng viên có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ khá cao là điều rất đáng quan tâm đối với cán bộ quản lý của Trường trong việc xây dựng đội ngũ kế cận đáp ứng nhu cầu đào tạo trong những năm sắp tới.
Về cơ bản, đội ngũ giảng viên của Trường hiện nay tương đối đủ về số lượng và ngày càng được trẻ hoá, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường.
- Về thâm niên công tác:
Bảng 2.8. Thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên
Giảng viên Tuổi nghề ( Năm)
Dưới 10 10 - 20 Trên 20
Số lượng 41 18 31
Tỷ lệ % 45.55 20 34.45
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Trường ĐHQTBH)
Kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ giảng viên có thâm niên công tác và giảng dạy trên 20 năm chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số giảng viên của trường. Số giảng viên có thâm niên công tác và giảng dạy dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao (45.55%). Do đó trường cần phải có kế hoạch, biện pháp phát triển phù hợp, linh hoạt giữa các đội ngũ giảng viên để tận dụng được tiềm năng sư
48
phạm, tiềm năng khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ này, đồng thời tạo được nguồn kế cận cho đội ngũ giảng viên của trường đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của trường trong tương lai.
- Cơ cấu ĐNGV theo các đơn vị:
Bảng 2.9. Thống kê đội ngũ giảng viên các đơn vị theo trình độ
TT Đơn vị Tổng cộng Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học SL % SL % SL % 1 Khoa CNTT&TT 11 4 36.36 4 36.36 3 27.28 2 Khoa KT&QTKD 47 21 44.68 22 46.81 4 8.51 3 Khoa Xây Dựng 21 13 61.90 6 28.58 2 9.52 4 Khoa Cơ bản 11 1 9.09 9 81.82 1 9.09 Cộng 90 39 43.33 41 45.56 10 11.11
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Trường ĐHQTBH)
Thống kê cho thấy số lượng GV phân bố không đồng đều giữa các khoa. GV Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh có 47 người chiếm 52.22% số lượng GV toàn trường, Khoa Cơ bản và Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông chỉ có 11 GV. Do đó cán bộ quản lý cần chú trọng công tác tuyển dụng để đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu ĐNGV.
Qua số liệu bảng 2.9 ta thấy ở thời điểm hiện tại 88.89% GV có trình độ học vấn sau đại học, trong đó GV có trình độ Tiến sỹ là 43.33%, mặc dù tỉ lệ này ở các khoa là chưa đồng đều. Cụ thể ở một số bộ môn như bộ môn Ngoại ngữ và bộ môn Khoa học xã hội chưa có tiến sỹ.
Để bổ sung kịp thời cho tiến trình giảng dạy và đáp ứng mục tiêu yêu cầu chất lượng đào tạo, Trường đã mời nhiều GV ở các trường Đại học có học vị học hàm cao tham gia giảng dạy. Tuy nhiên để bổ sung lực lượng có trình độ học vấn cao trong thời gian tới Trường phải đề ra được nhiều biện pháp khả thi hơn, đặc biệt là đối với Khoa Xây dựng và Khoa cơ bản.
49
Bảng 2.10. Thống kê về giới tính theo các đơn vị
TT Đơn vị Tổng cộng Trong đó Nữ Nam SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Khoa CNTT&TT 11 0 0 11 100 2 Khoa KT&QTKD 47 38 80.85 9 19.15 3 Khoa Xây Dựng 21 2 9.52 19 90.48 4 Khoa Cơ bản 11 7 63.64 4 36.36 Cộng 90 47 52.2 43 47.8
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Trường ĐHQTBH)
Tỷ lệ giảng viên nam và giảng viên nữ rất chênh lệch. Một số khoa như Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông có 100% là nam, Khoa Xây dựng tỷ lê GV nam cũng chiếm hơn 90%. Trong khi đó, Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh có hơn 80% GV là nữ. Và giữa các bộ môn cũng có sự không đồng đều về mặt giới tính: Bộ môn Tiếng Anh có 100% GV là nữ.