Quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 29 - 33)

22

* Khái niệm nguồn nhân lực:

Nhân lực được hiểu là sức lực của con người, làm cho con người hoạt động. Do đó ngày nay khi nói đến nguồn nhân lực dưới góc độ nguồn lao động người ta nói đến vốn nhân lực (Human Capital). Theo Barrdhan&Urdy vốn nhân lực được hiểu là tiềm năng và khả năng phát huy tiềm năng về sức khỏe, kiến thức của cá nhân, là cái mang lại lợi ích tương lai cao hơn lợi ích hiện tại. Vì vậy, để thành vốn nhân lực con người phải được giáo dục và đào tạo để có được những tri thức, kiến thức chuyên môn ngày càng cao và sức khỏe tốt.

Nói đến nguồn nhân lực người ta thường quan tâm đến 3 yếu tố: số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Trong đó chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm đặc biệt bao gồm 3 yếu tố sau đây:

- Tri thức, trí tuệ - yếu tố không thể thiếu của mỗi con người

- Năng lực hoạt động của con người biểu hiện ở khả năng nhạy bén, thích nghi với hoàn cảnh, khả năng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và khả năng sáng tạo, đổi mới khoa học-công nghệ.

- Sức khỏe bao gồm cả về thể chất và tinh thần. Cần có sức vóc và thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, làm ra của cải vật chất. Về tinh thần, cần có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong mọi hoàn cảnh.

Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, nguồn nhân lực được quan niệm là tổng thể tiềm năng lao động của một đất nước, một cộng đồng cả trong độ tuổi lao động và ngoài lao động; nó được quản lý chăm sóc và phát triển đối với cá nhân con người từ tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi lao động và cả sau thời kỳ tuổi lao động. [11, tr.69]

Như vậy nguồn nhân lực nói một cách chung nhất là nguồn lực của mõi con người bao gồm thể lực và trí lực. Nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân, tham gia bất kỳ hoạt động nào với bất cứ vai trò nào trong

tổ chức.

23

Nguồn nhân lực trong trường đại học và cao đẳng là tập thể sư phạm nhà trường bao gồm: cán bộ quản lý, ĐNGV, nhân viên phục vụ….Trong đó ĐNGV giữ vai trò nòng cốt.

* Khái niệm quản lý nguồn nhân lực

Khái niệm chung nhất của quản lý nguồn nhân lực được hiểu như sau: "Quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân".

Tác giả Mạc văn Trang trong bài giảng về quản lý nguồn nhân lực cho rằng: “Quản lý nguồn nhân lực là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm hoạch định, tuyển chọn, sử dụng, phát triển và tạo những điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức, đồng thời cải thiện đời sống vạt chất và tinh thần của người lao động ngày một tốt hơn”. [12]

Quản lý phát triển nhân lực là quá trình phát triển hoạt động quản lý nguồn nhân lực nhằm tạo ra sự chuyển biến về số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới ở mức độ cao hơn. Bản chất của quản lý phát triển nhân lực là tạo ra khả năng cao hơn cho một tổ chức với nội dung hoạt động là: kế hoạch hóa nhân lực, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá kết quả, tạo môi trường - chính sách -đãi ngộ, phát triển nguồn nhân lực hoặc thu hút - phát triển - duy trì.

* Vai trò của quản lý nguồn nhân lực

Vai trò quan trọng của quản lý nguồn nhân lực xuất phát vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong tổ chức. Với quy tắc vàng: "Con người là tài sản quý giá nhất", ngày nay vấn đề quản trị nguồn nhân lực được đưa lên hàng đầu trong công tác xây dựng và phát triển các tổ chức.

Quản trị nguồn nhân lực có vai trò đề ra các chính sách, kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo phù hợp với công việc; bố trí lao động làm việc theo đúng vị trí, chức năng, phù hợp với tiến độ và mục tiêu của tổ chức. Vì vậy có

24

thể khẳng định rằng quản trị nguồn nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại

và phát triển của bất kỳ tổ chức nào.

Quản lý nguồn nhân lực là một chức năng quản lý đóng vai trò quan trọng nhất trong tổ chức, nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng làm cho tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn. Quản trị nguồn nhân lực tạo ra giá trị văn hóa của tổ chức - yếu tố quan trọng đem lại sự thành công cho tổ chức, hướng các thành viên trong tổ chức nỗ lực đạt tới mục tiêu chung. Văn hóa tổ chức - đó là những chính sách và những tư tưởng xác định niềm tin của tổ chức, chỉ dẫn hoạt động cho tổ chức và các thành viên của nó; là những nguyên tắc chặt chẽ liên quan tới việc được chấp nhận là thành viên của tổ chức; là bầu không khí của tổ chức - tổng thể những cảm giác được tạo ra từ những điều kiện làm việc, những cách cư xử và hợp tác; đó là những năng lực và những khả năng đặc biệt của các thành viên trong tổ chức biểu hiện ra việc thực hiện thắng lợi những công việc cụ thể.

* Nội dung của quản lý nguồn nhân lực

Qúa trình quản lý nguồn nhân lực được chia thành 7 hoạt động chính bao gồm: kế hoạch hóa nguồn nhân lực; tuyển mộ; chọn lựa; xã hội hóa; đào tạo và phát triển; đánh giá kết quả hoạt động; đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau và đều tác động tới hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực. Thông qua các hoạt động này ta cũng có thể thấy tính phát triển của quản lý nguồn nhân lực.

1.2.3.2. Quản lý đội ngũ giảng viên

Do đó dựa theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ giảng viên là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm hoạch định, tuyển chọn, sử dụng, phát triển và tạo những điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên làm việc có hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu của nhà trường, đồng thời cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của giảng viên ngày một tốt hơn.

25

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 29 - 33)