Công tác quản lý ĐNGV ở trường ĐHTT là một nhiệm vụ quan trọng vì không những nâng cao chất lượng cho ĐNGV mà nó còn khẳng định vị thế của trường đại học đó trong toàn ngành giáo dục trên cả nước.
Công tác quản lý ĐNGV ở trường ĐHTT có đặc điểm sau:
Ở trường ĐHTT do tự chủ tự chịu trách nhiệm cho nên quản lý ĐNGV còn thiếu tính hoạch định: công tác tuyển dụng chưa có kế hoạch, thiếu GV thì tuyển dụng, chính sách tuyển dụng còn hạn chế: ưu tiên con em những người trong hội đồng quản trị, Ban giám hiệu; Chưa chú trọng công tác đào tạo ĐNGV, chính sách đãi ngộ còn chưa mang tính lâu dài, chua thỏa đáng. Tuy nhiên bộ máy hành chính nhỏ gọn cho nên các thủ tục hành chính thường nhanh gọn vì vậy công tác quản lý thường nhanh chóng, chính xác.
31
Ở các trường đại học tư thục khi mới thành lập đa phần là GV trẻ, họ đầy hăng say nhiệt tình trong công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm và trình độ học vấn chưa cao. Do vậy nhà quản lý có những chế độ, chính sách thích hợp để động viên khích lệ ĐNGV trẻ học tập nâng cao trình độ đồng thời hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trường ĐHTT khi mới thành lập còn thiếu nhiều GV do vậy phải mời GV ở các trường đến giảng dạy thỉnh giảng tại trường đây cũng là một khó khăn, thách thức trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo vì họ có thể mang bài giảng, nội quy, quy chế và thói quen... ở trường họ áp đặt vào nhà trường.
ĐNGV chưa yên tâm với công việc, xu hướng thích làm việc ở các trường công cho ổn định, còn so sánh công việc, thu nhập, chế độ... nhiều khi nhà trường trở thành nơi đào tạo ĐNGV trẻ để có cơ hội là xin chuyển công tác. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đội ngũ giảng viên
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý
Quản lý ngày nay là một nghề do đó cán bộ quản lý giáo dục ngày nay phải là những con người toàn năng, vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa thành thạo kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà trường, nghiệp vụ tổ chức sư phạm, vừa biết xử lý các tình huống gay cấn của cấp quản lý. Trong đó, kỹ năng công tác kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, xử lý thông tin cần theo kịp với sự phát triển của nhà trường trước bối cảnh hội nhập quốc tế.
Một người hiệu trưởng giỏi không phải là người có tham vọng tìm cách giỏi hơn mọi GV, mà là người biết dùng GV giỏi. Do đó, quản lý ĐNGV là cả một nghệ thuật, người hiệu trưởng phải làm sao để xây dựng ĐNGV thành một tổ chức biết học hỏi. Vậy việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là một yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, bản thân đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường cũng phải luôn luôn “biết học hỏi”.
32
Đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do đó rất cần nguồn nhân lực có trình độ cao. Từ đó, đòi hỏi ĐNGV phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và phẩm chất tốt.
Quản lý ĐNGV là làm cho đội ngũ này luôn luôn vận động tự làm mới mình bằng con đường biết “Học - Hỏi - Hiểu - Hành”. Đây là phương châm hành xử của con người hiện đại, cũng là phương châm hành xử của một tập thể. Người quản lý nhà trường phải tạo ra được phương châm hành xử này cho từng người và cho cả tập thể - chủ yếu là ĐNGV.
1.5.2. Yếu tố khách quan
1.5.2.1. Quan điểm, chủ trương về quản lý GV
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, coi đây là “quốc sách hàng đầu”, từ đó có định hướng, có những nghị quyết, chỉ thị, quyết định,...về phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây cũng là cơ sở để hiệu trưởng các trường hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch về phát triển ĐNGV cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời đại mới.
1.5.2.2. Các điều kiện hỗ trợ
Để công tác quản lý ĐNGV mang lại hiệu quả cao thì phải gắn liền với các điều kiện đảm bảo cho hoạt động này về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ cho việc triển khai kế hoạch; về các nguồn lực được huy động để thực hiện các giải pháp quản lý ĐNGV,...Trong quản lý ĐNGV có thể coi các yếu tố chủ quan như là nội lực, các yếu tố khách quan là ngoại lực. Như vậy, nội lực là nhân tố quyết định, còn ngoại lực là điều kiện hỗ trợ; song chúng không hề
tách rời, mà luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau.
33
Dựa trên các cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý ĐNGV, đã trình bày ở chương 1, có thể rút ra những kết luận cơ bản về quản lý ĐNGV như sau:
- Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý quá trình giáo dục đào tạo với nhiều nhân tố, trong đó quản lý lực lượng đào tạo (giáo viên) và đối tượng đào tạo (người học) là trung tâm.
- GV là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học; lao động của nhà giáo mang tính đặc thù, nên quản lý nhà giáo cũng phải có nét đặc trưng riêng, hàm chứa hai khía cạnh là quản lý hành chính và quản lý chuyên môn.
- Quản lý ĐNGV dựa trên lý thuyết quản lý nguồn nhân lực, trong đó cần chú trọng các khâu: tuyển dụng; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng; bố trí, sử dung, kiểm tra đánh giá, tạo môi trường và điều kiện làm việc.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ĐNGV và quản lý ĐNGV ở mỗi nơi đều có đặc thù riêng, vì thế cần vận dụng những thành tựu về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học để quản lý ĐNGV.
- Biện pháp quản lý giáo dục được hiểu là tổ hợp những cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý. Quá trình quản lý ĐNGV bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ hữu cơ, do đó các biện pháp quản lý phải có sự đồng bộ, sẽ mang tính khả thi và hiệu quả.
Dựa trên cơ sở lý luận này, trong các chương tiếp theo của luận văn tác giả sẽ có những phân tích về thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp trong các phần nghiên cứu tiếp theo của luận văn.
34 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ
2.1. Khái quát về Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà được thành lập theo Quyết định số 1369/QĐ - TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà là trường tư thục, do một nhóm cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước. Trường ĐHQTBH thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cũng như mọi nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà được thành lập với mong muốn góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp trở thành những những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực được đào tạo, có đủ tri thức và kỹ năng, có khả năng vận dụng sáng tạo các tri thức mới nhất góp phần vào việc xây dựng đất nước, có thể làm việc bình
35
đẳng và có hiệu quả trong quan hệ quốc tế. Ngoài hệ đào tạo chính quy, trường còn đào tạo hệ duy học chuyển tiếp với mục đích đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với chi phí thấp so với đi học ở nước ngoài, đáp ứng một phần nhu cầu đi du học nước ngoài đang gia tăng trong xã hội, đồng thời mong muốn xây dựng trường thành trường đại học ngang tầm quốc tế tại Việt Nam, đào tạo ra những sinh viên có thể "Thành người, Thành tài và Thành đạt".
Với tôn chỉ xây dựng trường ĐHQTBH thành một trường đại học ngang tầm quốc tế tại Việt Nam, trường đặt mục tiêu một mặt là phấn đấu trở thành một trường đại học chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế về trình độ và năng lực của những người được đào tạo, luôn luôn lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu, không vì mục đích lợi nhuận. Đối với người học, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đặt ra mục tiêu là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình trong công việc, học để chung sống trong cộng đồng, học để góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hiện đại. Sau khi tốt nghiệp ra trường người học có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm, có khả năng tự cập nhật kiến thức mới, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường khắt khe và đầy biến động.
Sau khi được thành lập, Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng đã nghiên cứu xây dựng phương án tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề liên quan đến nhân sự, chủ trương huy động vốn tín dụng, xây dựng các chế dộ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính, quản lí tài sản, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trường giai đoạn đầu, phương hướng phát triển Trường, quyết định những nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mục tiêu hoạt động của Trường.
Từ năm 2008 Trườngbắt đầu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ở 5 ngành (Công nghệ thông tin, Điện tử - Truyền thông, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán và Quản trị kinh doanh). Nhà trường chủ trương không tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng mà xét tuyển căn cứ kết quả thi tuyển của thí sinh theo giải pháp “ba chung” theo đúng Quy chế Tuyển sinh hiện hành của
36
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mấy năm qua số lượng sinh viên tuyển được hàng năm đều rất thấp so với chỉ tiêu được giao có thể do những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau: Trường mới thành lập, chưa có “thương hiệu” (ĐHQT Bắc Hà là một đại học mang tên quốc tế nhưng chưa thể hiện được bản sắc quốc tế của mình. Trường chủ trương xây dựng một môi trường đào tạo chất lượng cao, nhưng thực tế vẫn chưa đạt được điều mong muốn, chất lượng đầu vào thấp, trường sở còn đang phải đi thuê), so với hầu hết các trường đại học mức học phí tương đối cao, số ngành nghề được phép đào tạo còn quá ít, lại tập trung ở những ngành có quá nhiều nơi đào tạo, trong khi đó trong giai đoạn đầu nhà trường lại quá dè dặt trong việc xin mở những ngành có nhu cầu lớn lại có ít trường đào tạo hơn như một số ngành khối xây dựng. Mặt khác Trường sở còn đang phải đi thuê, chưa có ký túc xá sinh viên, đội ngũ giảng viên cơ hữu còn mỏng. Việc nhiều trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường tư thục mới được thành lập chưa thể tuyển đủ chỉ tiêu được giao do hết nguồn tuyển, nhiều trường đại học công lập cũng xét tuyển ở mức điểm sàn, trong khi điểm sàn do Bộ qui định lại cao. Nhà trường ý thức rõ ràng rằng: trong điều kiện “cạnh tranh” ngày càng gay gắt và công tác tuyển sinh chỉ đạt được mức rất thấp đang và sẽ đặt ra những vấn đề về chiến lược phát triển Trường, những cách làm cụ thể cần rút kinh nghiệm về công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh, những mặt tốt, khác biệt của Trường ĐHQT Bắc Hà, nhất là việc phát triển ĐNGV toàn Trường, chăm lo tới chất lượng dạy và học đối với sinh viên các khóa đang học tại Trường, “Thương hiệu” của Trường ngày càng phải được khẳng định vững chắc bằng chất lượng đào tạo.
Đánh giá chung, trong thời gian vừa qua nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định. Đã vượt qua khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, công tác quản lý các mặt hoạt động, nhất là trong đào tạo, đã dần đi vào nề nếp, nghiên cứu khoa học đạt được những kết quả bước đầu. Trong điều kiện quy mô đào tạo còn nhỏ đã xây dựng được bộ máy quản lí tinh gọn với những cán bộ năng động, tận tâm, sẵn sàng đảm đương và hoàn thành tốt
37
nhiều đầu việc. Đã bước đầu làm tốt việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục sinh viên, tạo được không khí đồng thuận, cởi mở, dân chủ giữa các thành viên trong trường và nề nếp, kỷ cương trong các hoạt động chủ yếu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều mặt hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục với quyết tâm cao và các giải pháp hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đó là:
- Quy mô đào tạo phát triển chưa thật bền vững, chất lượng hiệu quả, sức mạnh cạnh tranh của Trường trong hệ thống giáo dục đại học chưa cao, còn xa mới đạt được các yêu cầu đề ra cho mô hình một trường đại học đa lĩnh vực, đã ngành, đa cấp, mang tính quốc tế, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đào tạo những chuyên gia giỏi có đủ tri thức và kỹ năng ngang tầm với các nước, có thể làm việc bình đẳng trong quan hệ quốc tế, góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Chưa giải quyết tốt cả về quy mô đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, số ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo, cũng như mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy người theo tôn chỉ: “Thành Người, Thành Tài, Thành Đạt”.
- Chưa có cơ chế để nâng cao hiệu quả và chất lượng nghiên cứu khoa học trong điều kiện đội ngũ cán bộ cơ hữu còn quá mỏng.
Một trong những giải pháp được đưa ra để khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu đó là xây dựng và quản lý tốt quản lý ĐNGV.
2.1.2. Chức năng - nhiệm vụ
Trường có chức năng - nhiệm vụ sau:
Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
38
Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.