Biện pháp 2: Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 92 - 94)

nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên

3.2.2.1. Mục đích

Biện pháp này giúp cho việc nâng cao trình độ ĐNGV về mọi mặt, có đủ năng lực tham gia vào quá trình đổi mới đào tạo, thích ứng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoa học giáo dục, theo kịp với sự phát triển xã hội và đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học.

Việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng ĐNGV cho từng năm, từng giai đoạn đã giúp nhà trường có kế hoạch huy động được các nguồn lực; hỗ trợ kế hoạch bồi dưỡng GV và qua đó có biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng ĐNGV của trường.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nội dung nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ GV gồm có: - Học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đào tạo để được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo đang đảm nhiệm.

- Học tập, bồi dưỡng để được cấp các văn bằng, chứng chỉ về lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm, quản lý giáo dục.

85

- Học tập, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp và theo chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, bổ nhiệm chức danh GV.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để hội nhập. - Học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

* Bước 1: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo các nguyên tắc về: tính mục đích; tính liên tục, thống nhất (đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với kế hoạch chung); tính khoa học; tính khả thi; tính linh hoạt và tính công khai.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV của Trường phải xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của các phòng, khoa, bộ phận trực thuộc Trường.

Căn cứ vào các nội dung trên và thực trạng chất lượng ĐNGV hiện có, nhà trường xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu cơ bản nhà trường đặt ra là: Đến năm 2015, 80% GV đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó 30% đạt trình độ tiến sĩ.

Ngoài ra còn một số chỉ tiêu quan trọng khác mà Trường phải phấn đấu đạt được đó là: Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng và các trưởng (phó) phòng, khoa, bộ môn trực thuộc phải có trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước và chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của nhà nước, của ngành và yêu cầu của Trường. GV phải được bồi dưỡng đạt chuẩn của ngạch GV, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học đạt chứng chỉ B trở lên; 30% GV được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mỗi năm.

Trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, cần quan tâm các vấn đề: + Chọn và bồi dưỡng đối tượng đưa đi đào tạo theo sự ưu tiên và năng lực của GV; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu sử dụng.

+ Lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng tập trung cho việc học tập nâng cao trình độ.

86

+ Xác định thời gian đào tạo, bồi dưỡng thích hợp theo đối tượng và chương trình học.

+ Ước tính các nguồn lực cần huy động cho đào tạo, bồi dưỡng.

+ Đạt được sự cam kết của những người được nhà trường đưa đi đào tạo: phải công tác ở Trường ít nhất 5 năm sau khi tốt nghiệp.

* Bước 2: Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

- Tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch;

- Giao cho phòng Hành chính - Tổ chức theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch.

* Bước 3: Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sau từng năm và giai đoạn đến năm 2015, chú ý các vấn đề:

- Đảm bảo mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

- Việc tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của GV.

- Phản ứng của GV với chương trình đào tạo, bồi dưỡng như thế nào? Họ áp dụng kiến thức, kỹ năng được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tế ra sao?

- Trường thu được kết quả gì từ đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)