Kiểm tra đánh giá nhằm theo dõi, giám sát các thành quả của các hoạt động so với mục tiêu đề ra và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết; tạo động lực cho mọi người thực hiện. Người kiểm tra luôn song hành với đối tượng được kiểm tra để hỗ trợ, giúp đỡ. Kiểm tra - đánh giá mang tính quyết định hiệu quả quản lý. Kiểm tra đánh giá phải dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn. Chuẩn được xây dựng trên cơ sở của mục tiêu. Sau khi đối chiếu đo lường kết quả đạt được với tiêu chuẩn đã đề ra thì tiến hành điều chỉnh sai lệch, tăng thêm nguồn lực hoặc sửa lại chuẩn nếu cần.
Tuy nhiên GV trong nhà trường, ngoài các nhiệm vụ chung của một công chức còn có nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu
29
khoa học. Các hoạt động này có những đặc điểm riêng, khác với các hoạt động bình thường của các công chức chuyên môn khác, đó là:
+ Vừa kiểm soát được theo kiểu hành chính, nhưng vừa không thể kiểm soát theo kiểu quản lý hành chính được. Ví dụ: phân công giảng dạy, thực địa, thực tập và thực tế,… theo ngày, giờ, số lượng có thể kiểm soát được nhưng việc soạn bài, chuẩn bị bài giảng, đầu tư nghiên cứu để thực hiện một đề tài khoa học,…thì khó có thể kiểm soát được.
+ Hiệu quả của các hoạt động này được đánh giá qua chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây là những nội dung khó đánh giá chính xác theo định lượng.
Trình độ chuyên môn của người giảng viên thường được xác định qua các văn bằng mà họ đạt được. Tuy nhiên, trên thực tế bằng cấp chỉ là một trong những tiêu chí cần có, quan trọng hơn là năng lực giảng dạy, khả năng truyền đạt tri thức với hiệu suất cao (lượng thông tin cung cấp, phương pháp tiếp cận vấn đề, những kiến thức sinh viên thu nhận được) và năng lực nghiên cứu khoa học (thể hiện ở số lượng các công trình khoa học và hiệu quả của nó).
Bản lĩnh và uy tín khoa học của người giảng viên được coi là một trong những thước đo quan trọng khi đánh giá, phân loại giảng viên. Cơ sở đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên phải dựa vào những sản phẩm trí tuệ của họ sáng tạo ra (công trình nghiên cứu, tài liệu, giáo trình, bài báo, báo cáo khoa học…).
Với những đặc điểm như vậy đòi hỏi công tác quản lý phải mang những sắc thái riêng, khác với quản lý công chức hành chính.
Thực tế hiện nay, cách đánh giá GV thường chú trọng đến công tác giảng dạy, chưa quan tâm nhiều đến năng lực nghiên cứu khoa học của GV. Đây là vấn đề cần được nhà quản lý quan tâm để đánh giá một cách đầy đủ về việc thực hiện nhiệm vụ của GV.
Ngoài quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đối với công tác quản lý ĐNGV còn phải quan tâm các hoạt động khác của họ, đó là:
30
+ Việc rèn luyện tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức.
+ Việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. + Tham gia các hoạt động đoàn thể trong nhà trường, hoạt động xã hội mang tính “cộng đồng”; tham gia các công tác đột xuất khác khi được lãnh đạo tổ chức phân công.