Bố trí, sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 35 - 36)

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo. Nếu bố trí hay còn gọi là phân công công tác là giao trách nhiệm cho một người nào đó thực hiện hoặc đảm trách một công

việc có mục đích cụ thể, rõ ràng và trong thời gian nhất định. Nhiệm vụ chính

của giảng viên là giảng dạy cho nên phân công giảng dạy hợp lý, đúng khả năng chuyên môn là điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhà giáo đạt hiệu quả lao động cao và phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện vai trò của mình. Bố trí công việc "đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ" là quan điểm rất quan trọng khi tuyển chọn và bố trí cán bộ, trong đó có nhà giáo.

Trong bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo cần coi trọng năng lực sáng tạo thật

sự về chuyên môn nghiệp vụ, đúng người, đúng việc, cần phê phán quan điểm cho rằng cứ có bằng cấp cao thì làm việc gì cũng được. Tuyệt đối không điều động những nhà giáo thuộc môn học này sang dạy môn học khác. Việc bố trí công việc không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn cần dựa trên kế hoạch phát triển nhân sự hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát tiển của nhà trường trong tương lai.

28

Về phía lãnh đạo nhà trường cần tạo môi trường sư phạm cho hoạt động của GV, xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý để tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt nhiệm vụ, cũng như việc hoàn thiện công tác quản lý của mình.

Một trong những nội dung quan trọng khác trong sử dụng giảng viên chính là quản lý họ. Trưởng khoa có quyền quản lý trực tiếp các mặt hoạt động của giảng viên. Đầu năm học, các khoa và tổ chuyên môn yêu cầu giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy của mình dựa trên các nhiệm vụ đã phân công. Hàng năm, Khoa tổ chức đánh giá phân loại khả năng giảng dạy và những công tác khác của giảng viên trong khoa dựa trên kết quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý kiến đánh giá của sinh viên. Đặc biệt, cán bộ quản lý cần động viên, khuyến khích giảng viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy.

Theo PGS.TS Võ Xuân Đàn: “Quản lý giảng viên Đại học không đồng nghĩa với quản lý công chức nói chung. Thành công của sự quản lý là không làm công chức hoá đội ngũ giảng viên. Phải để cho họ được khoảng trời tự do trong hoạt động và sáng tạo khoa học, điều kiện quan trọng để giảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với ý nghĩa đó, quản lý giảng viên đồng nghĩa với quản lý chất lượng” [23, tr. 25].

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học quốc tế bắc hà luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 35 - 36)